Giao diện tiếp cận

Teen đang làm cha m? b?t l?c Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Đòi ra ở riêng, cãi lại và làm ngược lời cha mẹ, không thích mặc những bộ đồ cha mẹ mua,... là những hành động mà teen vẫn làm để khẳng định bản thân, chứng tỏ sự trưởng thành của mình. Và chính điều đó lại là nguyên nhân khiến cha mẹ chúng ta cảm thấy hụt hẫng, bất lực và phiền lòng.

“Con lớn rồi, con muốn tự quyết định mọi việc của bản thân”
 
 
 
Cha mẹ một hướng, con cái một hướng
 
Hai mẹ con chị Hiền (Thanh Xuân – Hà Nội) cãi nhau mãi không dứt, mẹ nói một câu, Linh cãi lại một câu. Chị Hiền bất lực ngồi ôm mặt khóc, Linh bỏ vào phòng riêng. Chị Hiền tâm sự: “Nhà có mỗi cậu con trai, giờ lại đòi ra ở riêng. Chị còn căn hộ nữa bên Cầu Giấy, cũng muốn có người ở cho ấm áp, nhưng không thể cho Linh ra đó được. Đang tuổi trưởng thành, phải sống cùng bố mẹ để được uốn nắn”. Nhưng Linh thì nhất nhất một điều: “Con có thể ở riêng, không cần bố mẹ chu cấp tiền bạc, con sẽ học hành chăm chỉ”. Linh chán cuộc sống gia đình gò bó, lúc nào cũng bị bố mẹ kiểm soát nên nhất quyết đòi ở riêng để tiện “đi chơi” và tụ tập bạn bè. 
 
Khác với Linh, Hùng vừa thi trượt đại học cũng nhất quyết khăn gói xin bố mẹ rời tỉnh lên Hà Nội học ôn và tự kiếm tiền trang trải sinh hoạt. Gia đình không đồng ý, nhưng vẫn phải đành lòng để Hùng ra đi. Tháng đầu mới lên, Hùng trọ một mình một phòng và sinh hoạt bằng số tiền bố mẹ cho khi mới đi. Tháng thứ hai, Hùng được nhận vào làm phục vụ đồ uống tại một quán cafe. Thu nhập quá ít khiến Hùng phải tìm một người bạn trọ cùng để chia đôi tiền thuê nhà đắt đỏ. Cuộc sống quá khó khăn, Hùng chỉ mải kiếm tiền nên không có thời gian học. Hết một năm vừa đèn sách ôn thi, vừa kiếm tiền trang trải cuộc sống, Hùng vẫn chưa vào được Đại học.
 
18 tuổi đòi ra ở riêng. Phải chăng đó gần như là một phong trào của một bộ phận các bạn trẻ ngày nay? Với những bạn ở ngoại tỉnh, xa gia đình, sống tự lập là điều tất nhiên. Nhưng cũng có cả những cậu ấm, cô chiêu đua đòi, a dua theo bạn bè, đòi bố mẹ thuê phòng cho ở riêng. Đa số các bậc phụ huynh đều phải chấp nhận trong sự bất lực, buồn chán. Bởi “Không đồng ý chúng vẫn tự thuê phòng ở riêng, thỉnh thoảng về “thăm” bố mẹ và xin một ít tiền.
 
Sống xa sự kiểm soát của bố mẹ như vậy, dễ bị bạn bè lôi kéo, và dễ có những hành vi vi phạm pháp luật. Cảm thấy hụt hẫng và bất lực vì con trẻ thời nay chẳng bao giờ nghe lời người lớn” - một phụ huynh nói.
 
Không chỉ chuyện ở riêng, còn vô vàn hành động của bạn khiến cha mẹ đau lòng. Dường như các bạn đến tuổi dậy thì đều muốn làm trái lời bố mẹ, mẹ muốn bạn học bài thì bạn lên gác nằm nghe nhạc, xem phim, mẹ bảo rửa bát thì (không biết vô tình hay cố ý) bạn đánh rơi mâm, vỡ bát, mẹ khuyên không nên yêu (người mà bạn đang yêu), bạn càng yêu mãnh liệt hơn, thậm chí rủ nhau bỏ học để đi chơi... Tất cả chỉ để chứng minh cho mẹ thấy... bạn đã là người lớn, bạn muốn tự quyết định lối sống, cách ăn mặc, cách yêu của bạn.  
 
“Con tôi giờ chỉ nghe bạn bè”

Đó là lời than đầy bất lực của chị Hà (Từ Liêm – Hà Nội) tại giờ nghỉ của phòng tập thể dục. Chị kể: “Khi học THCS, nó học giỏi và rất nghe lời cha mẹ. Nhưng vào lớp 10, nó như người ở nhờ vậy, xa lạ, ít nói, luôn làm trái những điều cha mẹ dặn. Đi học thì thôi, chứ về đến nhà là lại rủ rỉ bên cái điện thoại hoặc dán mắt vào màn hình vi tính buôn chuyện với mấy đứa bạn. Có chuyện gì chúng cũng hỏi nhau, rồi làm theo nhau”.

Nói ra mới biết đó là “nỗi đau không của riêng ai”. Câu chuyện của chị Hà được nối tiếp bởi nhiều câu chuyện khác, mỗi nhà mỗi hoàn cảnh. Chị Hường kể: “Một lần lên phòng con, vô tình nghe được cuộc thoại của con với đứa bạn thân. Quá bất ngờ khi nghe con kể về cậu bạn trai (không rõ hai đứa yêu nhau lâu chưa) và nói với nhau nên mặc áo gì khi đi dã ngoại, yêu bao lâu thì cho bạn trai hôn,... Những chuyện đó, chị hoàn toàn có thể tư vấn cho con, thế nhưng...”.

Trao đổi về vấn đề này, Ths. Phạm Mạnh Hà – Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý (trường ĐH KHXH&NV) cho biết: “Các em thường tránh xung đột bằng cách lừa dối bố mẹ để tự làm theo ý mình, cũng có người chấp nhận xung đột đó. Cha mẹ càng dùng những chuẩn mực cũ, đứng ở góc độ của cha mẹ để đánh giá sự phát triển của con thì chắc chắn cha mẹ đã đẩy xa con mình ra. Chính vì thế mà bạn trẻ có xu hướng a dua theo bạn, vì theo bạn sẽ không có chuẩn mực nào và quay lại chống đối bố mẹ”.

Mẹ và con – chúng ta cùng là bạn

Rất nhiều bậc phụ huynh gọi điện đến các trung tâm tư vấn hoặc lên các diễn đàn than phiền không biết nên dạy con như thế nào?

Ths. Phạm Mạnh Hà đã nhấn mạnh: “Cha mẹ phải biết tôn trọng, khéo léo để vừa hiểu con vừa kiểm soát được con. Cha mẹ buộc phải đổi mới, tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi, rồi dần dần chia sẻ, truyền lại chuẩn mực, giá trị đúng thì trẻ mới dễ dàng nghe lời, điều đặc biệt là phải chấp nhận các em, để dần tháo gỡ rắc rối

Sự chăm sóc, tạo được tình cảm và niềm tin với teen là cả một quá trình. Ths. Hà kể lại một ca tư vấn của mình : Gia đình ông Tuấn (Từ Liêm – Hà Nội) than phiền với trung tâm tư vấn về Giang (tên cậu con trai) nghiện net. Đi học về, Giang ra quán net ngay, bạn về nhà lúc 11h đêm, sau đó chơi tiếp đến hai, ba giờ sáng. Bố mẹ ngăn cản, góp ý, thì bị con phát khùng lên, đánh cả bố mẹ. Gia đình nhốt Giang lại, nhưng Giang đập khoá, trốn đi.

Các chuyên gia tâm lý phát hiện gia đình là nguyên nhân chính (bố mẹ Giang đi làm cả ngày, cả hai đều ngoại tình, ít dành thời gian chăm sóc, tìm hiểu những suy nghĩ, mong muốn của con) và đã lên kế hoạch trị liệu. Đầu tiên là cả nhà cùng ăn sáng, sau hai tuần cả nhà ăn chung bữa trưa, đồng thời chuyên gia yêu cầu 1 tuần cả nhà đi chơi một lần. Ban đầu, Giang phản ứng gay gắt, nhưng sự quan tâm, gần gũi, và hình ảnh người mẹ lọm cọm dậy nấu ăn sáng, đã thức tỉnh Giang, cậu gần gũi với bố mẹ hơn, chăm chỉ học tập và tham gia việc nhà cùng bố mẹ.

Các chuyên gia kết luận: Khi cha mẹ bất lực trong việc giáo dục con, thường có xu hướng hoặc là bỏ mặc, hoặc tìm mọi cách kiểm soát, chiếm đoạt lại con, ví dụ như có thể gọi điện đến bạn bè cấm không cho chơi, nhốt con trong phòng... Tất cả những cách đó đều làm tổn thương mối quan hệ của cha mẹ và con, khiến con xa dần bố mẹ. Trong trường hợp này, cách quan trọng nhất vẫn là tôn trọng, chia sẻ với con.

Nguyễn Hạnh

Lượt xem: 653

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 14
Lượt truy cập: 36474406

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik