Tăng cường miễn dịch bằng bí quyết tập luyện và dưỡng sức Thứ Hai, 16/03/2020, 15:28
Nguồn: Internet
Áo giáp giúp con người chống lại bệnh tật hữu hiệu nhất chính là hệ miễn dịch.
Xung quanh ta có những bí quyết tập luyện và dưỡng sức đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp củng cố hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa bệnh tật.
Khi thời tiết thay đổi liên tục, nguy cơ mắc bệnh tăng cao do hệ miễn dịch không kịp thích ứng và bị suy yếu. Bên cạnh đó, xung quanh chúng ta có thể có nhiều người đang hắt hơi, sụt sịt. Vì vậy, bản thân mỗi người cần biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách tăng cường cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
Bí quyết cho một cơ thể khỏe mạnh thật đơn giản, đó là: Giải độc cơ thể bằng cách uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Ngủ ngon 6-8 giờ mỗi đêm. Duy trì cân nặng hợp lý. Hãy chắc chắn chế độ ăn uống của bạn giàu vitamin và khoáng chất. Thêm nhiều rau xanh trong chế độ ăn uống của bạn và ăn đúng giờ. Có một lối sống lành mạnh. Vệ sinh thân thể hàng ngày. Tập thể dục và thiền định thường xuyên… Cũng giống như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thể dục thậm chí có thể đóng góp trực tiếp hơn bằng cách thúc đẩy lưu thông máu tốt, cho phép tế bào và dưỡng chất của hệ miễn dịch di chuyển tự do trong cơ thể và thực hiện công việc của chúng một cách hiệu quả.
Tư thế chiếc cầu (Setu Bandhasana)
Tư thế Bandhasana tốt cho tim và cải thiện lưu thông máu. Tư thế này giúp tăng năng lượng trong cơ thể cũng như củng cố sức đề kháng tốt và chống lại tác nhân gây bệnh. Cách tập: Nằm ngửa trên sản, hai chân duỗi thẳng trên sàn. Từ tư co 2 chân lên, đặt 2 bàn chân trên sàn, 2 chân sát nhau, 2 bàn tay uống sàn. Hít vào và đẩy hông cao lên về phía trần nhà, co cơ bụng. Giữ trong vài giây và thở ra, trở lại tư thế trước đó.
Tư thế chiếc cày (Halasana)
Đây là tư thế uốn cong ngược giúp tăng cường các tế bào bạch cầu trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Khởi động cơ thể và bắt đầu tập: Nằm ngửa trên thảm, chân duỗi, tay đặt bên mình. Dùng lực ở 2 tay đang tì trên sàn và eo để đẩy 2 chân qua đầu cho đến khi các ngón chân chạm sàn. Giữ trong vài giây và trở lại tư thế trước đó.
Tư thế đứa trẻ (Shishuasana)
Shishuasana là một tư thế tuyệt vời giúp nở ngực đồng thời củng cố hệ miễn dịch tốt hơn. Cách thực hiện: Quỳ trên sàn, vươn người ra phía trước, chạm trán và hông xuống thảm. Hít thở sâu và ép bụng vào đùi. Giữ tư thế trong 4-10 nhịp thở.
Tư thế rắn hổ mang bành
Đây là tư thế giúp nở ngực mà còn giúp cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Hít thở thật sâu, khởi động ấm người và bắt đầu tập: Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay chống xuống sàn. Hít vào, dùng lực ở 2 cánh tay ấn xuống và nâng cao đầu, vai và phần thân trên cơ thể lên cao càng nhiều càng tốt. Giữ chắc các xương bánh chè và đùi của bạn để ngăn chúng nhấc khỏi chiều tập. Giữ trong vài giây và trở lại tư thế trước đó.
Tư thế con cá (Matsyasana)
Cách tập: Nằm ngửa, hai chân sát nhau và duỗi thẳng trên sàn. Hai tay đặt xuống phía dưới mông. Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra đằng sau, đồng thời dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, mở rộng tối đa lồng ngực. Trở lại tư thế trước đó và lặp lại. tư thế con cá giúp các bộ phận trong lồng ngực hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tư thế cái cung (Dhanurasana)
Dhanurasana là có tư thế giúp cải thiện lưu thông của các tế bào bạch cầu bằng cách gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa. Cách tập động tác này cũng thật giản đơn: Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể. Từ từ gập 2 đầu gối, 2 tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn. Giữ chặt cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Giữ trong khoảng 10-20 giây thì trở lại tư thế trước đó.
Xuân Huỳnh (suckhoedoisong.vn)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
- Tại sao Đông Nam Á lại khóc vì bộ phim Thái này? Thứ Ba, 25/06/2024, 00:00
- Bài hát mới của Taylor Swift gây được tiếng vang với những người phụ nữ đi làm Thứ Hai, 24/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Hoa hồng giảm cân, trị mụn trứng cá, làm hồng môi tự nhiên Thứ Năm, 12/03/2020, 19:17
- Có mì trộn ngon lành, tôi chẳng lo phải ra ngoài ăn trưa nữa! Thứ Năm, 12/03/2020, 19:00
- Đàn ông có vợ không thể thay đổi thế giới Thứ Năm, 12/03/2020, 18:11
- 5 lời khuyên mới nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19 Thứ Năm, 12/03/2020, 18:01
- Cách nhận diện nhân viên văn phòng Thứ Năm, 12/03/2020, 14:38
- 5 cách làm chậm nếp nhăn da mặt Thứ Năm, 12/03/2020, 14:30
- Tin vịt: Kiến cắn cô em vợ, anh rể "răng môi lẫn lộn" Thứ Ba, 10/03/2020, 20:38
- Một số loại hoa quả giúp phụ nữ giảm cân Thứ Ba, 10/03/2020, 20:01
- Cách nấu món mì mới toanh, ăn sáng ăn trưa đều ngon "đỉnh" Thứ Ba, 10/03/2020, 15:11
- Mặt nạ nào tốt nhất cho da dầu? Thứ Hai, 09/03/2020, 09:59
- 5 bài tập tại nhà tăng sức bền cho nam giới Thứ Hai, 09/03/2020, 09:50
- Thể hiện trình độ khi đi xin việc Thứ Năm, 05/03/2020, 19:36