Sinh viên ký sự (kỳ 6): Những trò đùa giới tính Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trêu đùa nhau bằng những lời lẽ liên quan đến giới tính, tình dục là chuyện phổ biến xưa nay. Không nằm ngoài xu hướng ấy, giới trẻ tỏ ra bắt nhịp nhanh, sáng tạo hơn. Đó là một sự cởi mở rõ nét. Nhưng hình như sự đùa cợt đang trở nên thái quá?
“Lóng”… nặng!
Cứ hễ mở miệng ra là “giã cua”, “xập xình”. Nhóm của Lâm (ĐH Ngoại ngữ Hà Nội) luôn gắn ghép hai từ đó cho bất kỳ hành động nào của các thành viên trong nhóm, hay các “đối tác quen thuộc” của họ trong các cuộc nói chuyện.
Thói quen có lẽ bắt đầu từ
Thế là cái điệp khúc “mấy giờ rồi mà còn...”, “giã cua” được du nhập vào xóm trọ của
“Giã” khi đọ rượu đã đành, họ còn “giã” cả khi uống trà. Lâm, lớn tuổi nhất nhóm, thản nhiên buông “các chú giã đi” để mở đầu màn “trà… đạo” với toàn những câu chuyện trên giời dưới biển. Lúc nào cũng thế, “nhăng cuội”, “gà kê” một lúc, họ lại sa đà vào chuyện ấy, đại loại như: “Hôm nay có chú nào giã phát nào không, hàng họ thế nào? Anh ở nhà chả làm ăn gì, chán lắm! - Bác cứ đùa, em làm sao bằng bác được. Bác giã nhiều chứ em được mấy…”. Tất nhiên, trong nhóm ấy, ai cũng thừa hiểu đó chỉ là cách tếu táo cho vui, chứ thật ra họ chưa đi mua dâm bao giờ (mà nếu có, chắc họ cũng chẳng bô bô ở xóm trọ như thế).
Xuất hiện muộn hơn nhưng từ “xập xình” cũng phổ biến không kém. Nó được du nhập vào nhóm của Lâm trong một lần cả nhóm cùng đọc một bài báo nói về việc mua dâm của giới trẻ. Họ rất ấn tượng khi bài báo mô tả quang cảnh một chốn ăn chơi “trong tiếng nhạc xập xình với đèn đỏ đèn xanh nhấp nháy”. Dần dà, vượt ra ngoài cả hàm ý tình dục, cũng giống như “giã cua”, “xập xình” trở thành câu cửa miệng của họ khi nói về bất cứ hành động gì. Đi đâu về họ hỏi nhau “mày xập xình ở đâu về đấy?”; Rủ nhau đi chơi họ nói “Bọn mày đi xập xình không?”…
Họ cắt ghép những từ rất... bình thường thành những từ ám chỉ chuyện ấy mà nghe cứ “ghê hết cả người” (cảm nhận của một cô gái). Chẳng hạn như thay vì nói “giao lưu và hợp tác” thì họ nói “giao hợp. |
Thể hiện sự sáng tạo của tuổi trẻ, họ cắt ghép những từ rất... bình thường thành những từ ám chỉ chuyện ấy mà nghe cứ “ghê hết cả người” (cảm nhận của một cô gái). Chẳng hạn như thay vì nói “giao lưu và hợp tác” thì họ nói “giao hợp” cho nhanh gọn (kiểu như “Chúng ta phải tăng cường giao hợp với nhau”; “Anh rất muốn giao hợp với em”...). Cũng tương tự như thế, khi thúc giục ai đấy làm việc gì một cách tình cảm thì họ gọi là “tình giục (dục)”; Khi nhờ ai đấy dịch một văn bản cho thật sát nghĩa, thật tinh họ gọi là “tinh dịch”; Khi nói về một khoá học quốc tế, thay vì nói “international course” họ sẽ nói “intercourse” (giao hợp) cho giản tiện.
Lại chuyện “PD”
Theo cách hiểu của nhiều người, “PD” (phổ biến từ đã lâu) là từ để chỉ những người của giới này nhưng lại mang phong cách, dáng dấp của giới kia. Cũng không ít người hiểu PD tức là đồng tính, là gay hay ái nam ái nữ, hai thì, tám vía... (?).
Trong nhóm của Lâm (vừa nói ở trên), việc người này gọi người kia là PD cũng phổ biến như cơm bữa. “Trông mày hôm nay PD bỏ mẹ! PD độ mấy rồi đấy!”, Lâm nói, nhìn Quốc (ĐH Thăng Long) cười nghịch ngợm. Cũng đã quen nên Quốc không tự ái, mà chêm thêm: “Bác cứ đùa, “độ” của em bằng “độ” của bác sao được. Thế hôm nay bác đã có cu nào để xập xình cùng chưa?”. – “Chưa, anh đang đợi chú đây!”, Lâm đáp lại... Cứ thế họ đùa nhau, đưa đẩy như trò tung hứng.
Nhưng chẳng phải ai cũng quen và nhập cuộc với trò đùa ấy của nhóm Lâm. Mỗi lần bị các anh trêu là PD, giống con gái, Hải (ĐH KHTN) lại im lặng, mặt cúi gằm. Kể cũng tội, cái dáng cao dong dỏng, tính tình lại nhẹ nhàng, hiền lành đã làm phiền chính Hải.
“Đụng” và “chạm”
Bắt chước kiểu đùa của mấy anh con trai, Tuyết (CĐ Du lịch) cũng chả kém miếng: “Trông anh Lâm dạo này hình như rụng bớt lông thì phải! Em thấy mặt cứ nhẵn nhẵn. Giới tính có vấn đề gì không đấy?”. Nghe vậy, Lâm chẳng nói chẳng rằng, tiến đến xô Tuyết vào phòng rồi vật cô ra giường: “Em thấy giới tính của anh chưa? Em thấy năng lực, bản lĩnh đàn ông của anh chưa?” ( Tất nhiên là họ lại chỉ đùa với nhau mà thôi!).
Tuyết còn có một cô em gái tên Thắm (ĐHSP), dạn dĩ chả kém cô chị. Có những hôm Thắm mặc chiếc áo mỏng tang sang phòng con trai chơi. Được các anh “khen”: “Áo em đẹp thế!”, Thắm chẳng ngại ngần hỏi lại: “Anh khen áo nào?”. - “Thì cái áo ấy đấy!”. – “Thường thôi anh ạ!”.
Hôm khác, lúc Quốc ở nhà một mình, hai chị em Tuyết sang chơi. Mỗi người một bên, cả hai cùng be, ốp... chiếc ghế Quốc đang ngồi: “Anh Quốc hôm nay chăm học thế?”. – “Các em cứ đùa”, Quốc cười gượng nhưng không giấu nổi vẻ mặt bối rối. Tai Quốc nóng bừng khi hai cô gái kề sát vào người. Kể cũng “lạ” hai chị em Tuyết - Thắm có thói quen cứ giao tiếp với con trai trong xóm trọ là phải áp sát. Nếu là mùa hè, con trai thường mặc quần đùi ở nhà, kiểu gì các cô cũng phải nhằm đùi của họ để phát một cái trong lúc nói chuyện.
“Trong nhà”, quen nhau, đùa nhau đã vậy, “ngoài đường”, thiên hạ cũng chẳng kém. Ra hàng cơm của hai cô gái Thanh Hoá, nhóm Lâm, Quốc hỏi rất nghiêm túc: “Hôm nay còn thịt không em?”. Bà chủ tầm tuổi “đít teen” (mười tám, đôi mươi) cười rõ tươi: “Chỉ còn thịt sống thôi anh ạ”. Hiểu ý ngay và cũng đã quen cái “kiểu đùa giới tính” này, Lâm bốp luôn: “Lạy các mẹ, tí tuổi ranh đã thế thì sau có mà thành giặc cái”. Chẳng ngại, hai cô nghến lên, ưỡn người ra như để nhóm Lâm, Quốc nhìn vào chiếc áo rộng cổ của mình: “Các anh không ăn thì thôi”.
Điều gì xảy ra sau đó?
Xu hướng dùng từ lóng, từ mới, đùa cợt thoải mái trong giới trẻ là chuyện bình thường. Không thể phủ nhận là họ đã được giải trí thực sự với việc dùng những từ lóng và đùa những trò ấy (ít ra là cũng sướng cái miệng). Nhưng hình như họ đang dùng nó một cách thái quá, lạm dụng.
Quốc vẫn đang băn khoăn tự hỏi không biết chị em Tuyết có ý gì mà “kề vai sát cánh” mình đến thế, liệu có phải là một sự gợi ý không? Hay đó chỉ là thói quen của các cô ấy? Chẳng biết sao nữa, nhưng rõ ràng là Quốc đang bị ám ảnh. Cậu thật khó xử.
Phiền lòng với hai chị em Tuyết đã đành, Quốc cũng đang chịu áp lực thực sự ngay từ nhóm chơi của mình. Đùa cợt lúc đông vui là vậy, nhưng những lúc tâm tình, bị mấy đứa bạn dồn hỏi “mày đã đã làm chuyện ấy chưa?”, Quốc thường lảnh tránh câu trả lời. Quốc chưa làm chuyện ấy bao giờ, nhưng nếu nói thật thì mấy đứa bạn sẽ khinh là kém, không biết gì; mà nếu nói rối là rồi thì cũng không được, lỡ bị “xì” ra ngoài rồi đến tai bạn gái thì giải thích thế nào?
Già dặn và từng trải nhất đám nhưng Lâm đã chịu một trận mắng té tát của cô em cùng xóm. Hôm ấy, thấy mọi người nói chuyện, loáng thoáng nghe thấy “chày” với “cối”, Lâm làm câu gọn lỏn: “Nhà em thì lúc nào chả có chày với cối. Giã cua suốt ngày còn gì nữa!”. Đùa kiểu ấy, ăn mắng quá đi còn gì nữa?!
Còn Hải, mỗi lần bị các anh, các bạn trêu là “PD”, “đàn bà”, mặt cứ buồn rười rượi: “Sao các anh lại trêu em như thế?”. Tưởng nói thế sẽ được “tha”, ai dè Hải càng bị trêu nặng hơn. Thật ra “giới tính” của Hải chẳng làm sao cả (mà “có làm sao” thì cũng đã sao? Giới nào chả là giới!). Hải đã trở thành nạn nhân của một trò đùa thái quá. Cậu trở nên ngại giao tiếp với mọi người, sống thu mình, khép kín. Thấy thế, những người hay trêu cậu không những không tỏ ra thông cảm mà còn xì xào to nhỏ, trêu nhiều hơn. Thật buồn và thương cho Hải. Giá mà các bạn cậu hiểu cậu hơn!
Cái mà những người hoạt động trong lĩnh vực sức khoẻ và quyền tình dục vẫn quan tâm là không tìm được ngôn ngữ thích hợp để trao đổi về vấn đề này, nhất là với thanh niên. Một chuyên gia đã nói rằng “Khi một hiện tượng, dù tồn tại nhưng lại không có từ để nói về nó thì người ta sẽ có xu hướng không trao đổi một cách cởi mở” (Dédé Oetomo -
Việc sinh viên, thanh niên và con người nói chung tìm đến những trò đùa mang màu sắc giới tính là do: - Thói quen từ xa xưa (trong ca dao, tục ngữ thể hiện rất rõ);
- Đáp ứng nhu cầu tình dục trong cuộc sống khi chưa thể thoả mãn. Khi nhắc đến một bộ phận sinh sản, một tình huống tình dục thì cả người nói lẫn người nghe đều được trải nghiệm những cảm xúc tình dục;
- Thể hiện tâm lý nhóm: Sự khác biệt trong tính cách, lối ứng xử của một thành viên nào đó trong nhóm (như trong trường hợp của Hải ở trên) sẽ không được chấp nhận, vì vậy, các thành viên còn lại sẽ cố tình trêu người này để mong người này thay đổi cho phù hợp với nhóm;
- Xét dưới góc độ xã hội, việc các em nam hay trêu chọc nhau là “mái mái”, “giống đàn bà”... có động cơ sâu xa là muốn duy trì chế độ nam trị, khẳng định vai trò vượt trội của đàn ông (nguồn gốc của bất bình đẳng giới). Theo suy nghĩ của các em, gười bị trêu thường là người khéo tay, có nhiều tài lẻ giống con gái, như nội trợ chẳng hạn. Thế nên, trêu người khác giống “đàn bà” chính là để các em tự tôn cái “đàn ông” của mình. Mặc dù trêu đùa mang lại tiếng cười, sự thư giãn, nhưng nó cũng gây ra những hậu quả không tốt. Các em nam bị trêu là “PD”, giống đàn bà... thường bị nhiều người coi là có tính cách ấy thật, thậm chí bản thân các em ấy cũng nghĩ rằng mình là người như thế. Điều này gây tâm lý căng thẳng cho các em. Các em thường phải cố để tỏ ra mình không phải là người như vậy. Tuy nhiên, những cố gắng này của các em thường khó dẫn đến sự thay đổi, vì tình cách là kết quả của một quá trình xã hội hoá lâu dài. |
Sơn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00