Giao diện tiếp cận

Sinh viên ký sự (kỳ 4): Những bữa cơm bằng máu và… Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Chưa ai trên đời này lấy máu của mình làm cơm, nhưng những lúc túng thiếu, bán máu lấy tiền ăn, tiêu là chuyện bình thường, và càng bình thường hơn với sinh viên. Đó là khi “túi viêm màng”, đồ đạc không còn gì đáng giá để đi “cầm”… và “lương tháng” thì chưa đến kỳ.

Thật oan uổng cho những sinh viên có lòng hảo tâm vì người khác, vì cộng đồng đã hiến máu cứu người, nhưng phải nói rằng, có rất nhiều sinh viên đã đi hiến máu chỉ vì họ cần số tiền bồi dưỡng họ sẽ nhận được từ đơn vị tiếp nhận máu. Cũng chẳng vui vẻ gì, có khi còn phải lén lút vì sợ bạn bè nhìn thấy. Nhìn những gương mặt xanh xao, vàng vọt, ai cũng biết họ chẳng dư giả gì thứ “nhựa sống” vô cùng quý giá ấy. Họ không có tội, cũng chẳng xấu. Nhờ có họ mà nhiều người đã được cứu sống. Nhưng “mục đích riêng” của họ đã vô tình làm biến tướng ý nghĩa cao đẹp của một hành động nhân đạo mà xã hội cần phải ngợi ca; lại càng thương cảm hơn cho cuộc sống khốn khó của họ, những người nắm giữ tương lai đất nước. 

Trước khi bán máu, họ cũng đã xoay xở ngược xuôi, chạy vạy đủ kiểu, vay chỗ nọ, giật chỗ kia, cắm xe, cắm “cây” (máy tính), bằng lái hay bất cứ thứ gì có thể cắm. 

Hiệu cầm đồ là cho sinh viên?

Lương Thế Vinh là một trong những phố sinh viên nhộn nhịp nhất ở Hà Nội. Ngoài các hàng Net, photocopy, đồ lưu niệm, tạp hoá, hàng ăn, quần áo, còn có cả những hiệu cầm đồ. Ngay cạnh đó, lui vào phía trong một chút, số hiệu cầm đồ, cho vay thế chấp nằm dọc đường làng (phố?) Phùng Khoang xem ra còn nhiều hơn. Tất cả, đều nhằm hướng đến sinh viên là khách hàng chủ yếu.

Xe đạp là vật dụng được dùng để mang đi thế chấp nhiều nhất. Người đã phát minh ra chiếc xe đạp sẽ không bao giờ biết rằng, đến một ngày, xe đạp không chỉ giúp người ta di chuyển mà còn có thể làm rất nhiều việc khác. Cắm xe sẽ có tiền, có tiền sẽ giải quyết được nhiều việc, từ ăn, uống, mua sách vở, sinh nhật đến xem phim, du lịch…

Cho vào rồi lại lấy ra, lấy ra rồi lại đem vào. Chẳng biết chiếc xe đạp cào cào Nhật cũ đã theo Hưng (sinh viên ĐH KHXH&NV) ra vào các hiệu cầm đồ bao nhiêu lần. Hưng chẳng mấy khi dùng (để đi) đến chiếc xe đạp ấy. Thi thoảng mới thấy Hưng đạp dong dong trên đường, nhưng hoặc là từ nhà ra hiệu cầm đồ, hoặc từ hiệu cầm đồ về nhà.

Khách đã quen nên chủ tiệm cầm đồ chẳng cần hỏi cầm bao nhiêu. Mỗi lần mang xe ra, anh ta viết vào giấy biên nhận giống những lần trước: “Khách hàng…Hưng; địa chỉ…; số CMND…;… 200 nghìn;… 20 ngày; lãi 2000…”. Lần nào cũng thế, giao xe, nhận tiền và giấy biên nhận đút túi quần, Hưng ra về mặt tình bơ.

Giá trị chiếc xe cũng giảm dần theo sự trượt giá của tiền và “hao mòn sử dụng”. Từ 200 nghìn, xuống 150 rồi 100 nghìn, và lần gần đây nhất, Hưng chỉ cắm được 70.000 cho chiếc xe của mình. Có lẽ cũng tại khách lạ (chả là Hưng ngại chạm mặt bạn bè nên không mang ta hàng quen như mọi khi (Hưng quen hai hàng, một ở Lương Thế Vinh và một trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần chợ xanh Thượng Đình) mà mang tận lên gần Ngã Tư Sở để cắm) nên Hưng bị bà chủ tiệm ép giá bèo. Vừa mừng vì có tiền tiêu, Hưng vừa lo không biết đây có phải hiệu “cầm lừa” rồi “xù” không mà trả hẻo đến thế?

Lo thế cũng phải vì có lần mượn xe của bạn để cắm, do quá hạn, chiếc xe đã bị thanh lý. “Khổ chủ” của chiếc xe không còn lời tử tế nào đề nói với Hưng. “Tin bạn mất của”, cô bạn cho Hưng mượn xe chỉ còn biết tự trách mình sau hai ngày “canh me” cánh cửa đóng cửa im ỉm của hiệu cầm đồ mà không chuộc được chiếc xe (vốn là chiếc xe bố cô tặng nhân đỗ đại học) về. Độ trơ lỳ của Hưng không để Hưng tỏ vẻ tiếc nuối, ân hận được lâu. Sau cái quay mặt bất cần với cô bạn, Hưng lúng búng trong miệng: Bạn thì bạn, không bạn thì thôi, cần đ. gì!

Giá một Giấy phép lái xe mô tô tại hiệu cầm đồ là 70.000đ, lãi suất 2000đ/ ngày.

Sự thành thạo trong giao dịch “động sản” của Hưng cũng có giá. Một cô bạn cũng thuộc loại tay chơi, nhưng vẫn muốn được coi là con nhà lành, đã nhờ Hưng mang đồ đi cắm. Xong việc, Hưng được “lại quả” đôi chút gọi là… Kể cũng vui với Hưng, một việc mà lợi dăm ba đường.

“Bán máu nhân đạo”

Có lẽ dùng từ đó là hợp hơn vì trong cái nhu cầu trang trải cuộc sống ấy, khi cho máu, sinh viên hẳn cũng nghĩ đến những người bệnh đâu đó đang rất cần những giọt máu của mình. Hơn nữa, số tiền họ được nhận cũng chỉ là một khoản bồi dưỡng nho nhỏ để lấy lại sức, thấp hơn rất nhiều so với việc bán máu trực tiếp trong bệnh viện.

Bên cạnh một vài đợt tổ chức hiến máu nhân đạo trên quy mô lớn trong năm, những ngày hiến máu định kỳ cũng được tổ chức thường xuyên ở các điểm trường đại học. Cố định vào một ngày nào đó trong tuần, Viện huyết học và truyền máu TW lại cử đội tiếp nhận máu về các trường để lấy máu của sinh viên, cùng với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên (cũng chính là sinh viên).

Sinh viên phải điền những thủ tục cần thiết vào tờ khai, nhưng quan trọng nhất, cán bộ tiếp nhận máu thường hỏi rất kỹ về lịch sử cho máu. Nếu thời gian cho máu trước đó quá gần, tất nhiên là sinh viên sẽ không thể cho máu tiếp được: “Em về nghỉ ngơi ngơi, bồi dưỡng cho lại sức đã nhé… Đợi đợt sau”. Lường trước điều đó vì nhu cầu chi tiêu đâu có theo hạn, theo kỳ, sinh viên thường nói dối là đã hiến rất lâu rồi hoặc chưa từng hiến lần nào. Một nội dung quan trọng khác sinh viên cũng cần điền vào tờ khai là địa chỉ liên lạc cá nhân để được thông báo những bất thường về máu, sức khoẻ hoặc bệnh tật nếu có. Tuy nhiên, phần lớn đều không muốn ghi địa chỉ lớp vì kiểu gì thì kiểu, một lá thư cảm ơn sẽ được gửi về theo địa chỉ đã để lại, mà điều đó thì có khác gì là báo cáo với cả lớp rằng “lạy ông tôi ở bụi này”.

Cô gái tên Hoa, dong dỏng cao và trông như một bệnh nhân suy kiệt cơ thể đang đợi trước cửa phòng khám chờ đến lượt. Nhưng đã vào đây, và ngồi ở đấy, ngay cửa trung tâm tiếp nhận máu, chắc chắn là cô đi hiến máu chứ không phải đi khám bệnh. Cả lớp đều biết Hoa có thể trạng yếu nên ai nấy đều ngạc nhiên khi biết cô đi… hiến máu nhân đạo. Mà không phải cô chỉ đi có một lần.

Cùng lớp với Hoa, có một bạn trai tên Huy. Cả hai đều nhiều lần hiến máu nhưng có một điều lạ lùng là họ chưa bao giờ gặp nhau ở bất cứ địa điếm lấy máu nào. Có lẽ do chu kỳ cần tiền của Hoa và Huy khác nhau.

Huy có một người bạn khác, cũng thường rơi vào hoàn cảnh túng quẫn nhưng lại sợ hiến máu. Cũng biết bạn tính lo xa và cẩn thận trong các vấn đề sức khoẻ, Huy chỉ rủ bạn đi cùng với mình cho vui, cho biết. Hiến xong, nhận tiền, Huy chia cho bạn một nửa số tiền đổi bằng máu của mình. Chắc cũng chỉ đủ tiêu vài ngày, đằng nào rồi cũng hết, Huy tặc lưỡi rồi rủ bạn vào quán.

Lần dưới đáy hòm cá nhân của những người hiến máu, kiểu gì cũng thấy một tập giấy chứng nhận đã hiến máu nhân đạo. Không biết những cảm xúc nào sẽ xuất hiện với người chứng kiến: Tự hào và khâm phục tấm lòng nhân đạo vì người khác, vì cộng đồng của thanh niên ngày nay? Thương cảm cho cuộc sống nhọc nhằn, túng thiếu của họ? Tò mò muốn biết họ giữ gìn sức khoẻ như thế nào trong điều kiện ấy để học tập? Hay nghĩ đến việc họ đã tiêu tiền như thế nào trước và sau khi hiến máu…? Còn với tôi, lúc họ đi hiến máu cũng là lúc họ đang nghĩ đến một bữa cơm, bữa cơm được đổi bằng những giọt máu được lấy ra từ chính cơ thể họ.

Sơn Nam

----------------------
Bài liên quan:
Kỳ 1: Giọt nước mắt trước cổng trường đại học
Kỳ 2: Những chuyện cười ra nước mắt ở nhà trọ
Kỳ 3: Đêm trắng... đêm đen

Lượt xem: 701

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 50
Lượt truy cập: 36510155

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik