Giao diện tiếp cận

Sinh viên ký sự (kỳ 2): Những chuyện cười ra nước mắt ở nhà trọ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Cảnh tượng đã 1, 2 giờ đêm nhưng các phòng trọ vẫn sáng đèn, đâu đó có tiếng rì rầm nhỏ to của những “người hay chuyện”, tiếng xào nấu thức ăn… và cả những phút yên lặng, nín thở như qua đồn địch với rất nhiều cái tai dỏng lên để cố nghe cho kỳ được thứ âm thanh vừa lạ vừa quen (trai gái tán tỉnh nhau) phát ra từ một góc nào đó rồi cùng nhau cười phá lên một cách nghịch ngợm chẳng khác gì cái thời “nhất quỷ nhì ma…” đã trở nên quá quen thuộc trong các ký túc xá, khu trọ sinh viên.

Con số ước lượng cho thấy hiện chỉ mới có khoảng 20% tổng số học sinh, sinh viên được sống trong các khu ký túc xá (KTX). Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đủ làm nên sự ồn ào, náo nhiệt cho bất kỳ khu KTX của một trường cao đẳng, đại học nào, vì mỗi KTX cũng có đến hàng nghìn sinh viên lưu trú hàng năm. 80% còn lại tay xách nách mang, tất tưởi rong ruổi ngược xuôi tìm cho mình một nơi an cư để lạc nghiệp ít nhất trong 4, 5 năm mài quần trên giảng đường. Họ quây tụ về các đầu mối chuyên doanh nhà trọ và dịch vụ đi kèm (trò chơi điện tử, hàng ăn, cầm đồ, cửa hàng tạp hoá, dịch vụ bưu điện…) đã trở nên nổi tiếng như khu Bách Khoa, Dịch Vọng, Phùng Khoang, Nhân Chính (Hà Nội), khu vực đường Lê Văn Sỹ - Trần Văn Đang, Trần Nhân Tôn, An Dương Vương, Trần Phú, khu vực Thủ Đức (Tp.HCM), khu chợ Đổng Quốc Bình (Hải Phòng)… Và dù ở đâu, trong hay ngoài KTX, họ cũng tạo nên một cuộc sống với không gian, màu sắc và nhịp độ không thể lẫn.

Từ chuyện ăn mỳ

Mỳ tôm là từ có nhiều người sử dụng hơn khi nói về loại mỳ sản xuất công nghiệp dùng ăn liền không cần nấu, vì thứ mỳ ăn liền đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là mỳ 2 tôm, 4 tôm, mãi về sau mới có mỳ gà, mỳ bò… Nhưng dù có gọi thế nào thì đến thời điểm này, nó cũng đã trở thành món không thể thiếu, thậm chí là mòn độc nhất vô nhị trong bữa ăn của mỗi sinh viên. Có thứ vừa dễ ăn, dễ chế biến lại vừa rẻ như thế, thử hỏi không ăn sao được, nhất là với những “con mọt… lười” luôn muốn tận dụng thời gian để lao vào học, làm những gì mình muốn và chơi hết mình. 

Ăn mỳ nhiều là chuyện bình thường, nhưng ăn theo kiểu của Nam và Hà thì khó ai có thể làm theo, trừ phi muốn ghi tên vào kỷ lục Việt Nam hoặc để lên TV trong chương trình Những chuyện lạ Việt Nam, vì khẩu vị người Việt Nam chưa dễ gì quen với việc từ bỏ cơm để ăn toàn mỳ, hơn nữa, tuy mỳ dễ ăn nhưng ăn nhiều tất sẽ ngán, nóng ruột, khó… đi…   

Nam và Hà học hai trường khác nhau, nơi ở khác nhau (Nam ở KTX Mễ Trì (ĐHQGHN), Hà ở Làng Sinh viên Hacinco), quê quán, tính cách khác nhau và cũng chẳng quen nhau, nhưng lại có một điểm chung liên quan đến mỳ ăn liền: cả hai đều ăn rất nhiều, ăn cả ngày, ăn cả tháng, thậm chí không ăn gì khác ngoài mỳ.  

Vốn sinh ra ở nông thôn nên Nam tỏ ra “bình dân” cả khi chọn mua loại mỳ cân (mỳ truồng) và trong cách ăn: ăn sống, không cần hãm trong nước đun sôi. Chỉ một buối sáng, trong khi đọc sách, Nam nhấm nháp gần hết một cân mỳ truồng. Đến trưa, Nam lắc đầu đầy mãn nguyện khi mấy đứa bạn cùng phòng rủ đi ăn. Gần như ngày nào Nam cũng thế, ăn trưa… cả sáng, còn tối thì bữa đực bữa cái, lúc mỳ lúc cơm. Biệt danh Nam “mỳ tôm” xuất hiện và được nhắc đến trong các chủ đề “buôn” của dân ký túc. 

Có vẻ như cầu kỳ hơn, Hà không ăn mỳ truồng mà chọn mua loại mỳ đóng gói từng bánh cẩn thận. Chẳng cần phải đi đâu xa hay nặng nhọc vác gạo từ nhà đi như các bạn khác, Hà chỉ cần sải vài bước, bấm nút thang máy để xuống tầng một nhà A Làng Sinh viên và ôm một thùng mỳ ăn liền loại cũng không đến nỗi nào về. Bữa trưa, Hà chế hai gói mỳ vào bát rồi tấm tắc thưởng thức ngon lành như thể lần đầu ăn sơn hào hải vị, đến nỗi người ngoài nhìn thấy cũng phát thèm muốn… ăn liền mỳ. Xong bữa đó, Hà đi một mạch đến 8, 9 giờ tối mới về và lại tiếp tục ung dung “chiến” 2 gói mỳ cho bữa tối kiêm cả bữa đêm theo định phần. Bạn bè từ chỗ ban đầu tỏ ra thích thú với cái cách ăn trông rất ngon miệng của Hà, sau ít bữa đâm choáng, hoảng không hiểu “cu” này sống kiểu gì. Người đoán nhà Hà khó khăn nên tằn tiện vậy cho đỡ tốn, nhưng ăn mãi như thế thì sức nào chịu được nên ngỏ ý giúp đỡ Hà; Người lại đoán chắc Hà ăn như vậy để “loè” anh em cho ra vẻ hoành tráng chứ ra ngoài vẫn cơm canh bình thường, vì trông cách sống của Hà đâu đến nỗi là con cái gia đình khó khăn. Thực hư thế nào chẳng ai biết, nhưng mọi người đều thấy Hà đã ăn như thế hàng tháng, hàng tháng liền mà chẳng làm sao cả. 

Đến chuyện của kẻ say rượu nói lời yêu 

Một đêm nọ, khu nhà trọ ông Mùi (Phùng Khoang – Hà Nội) ồn ào hẳn lên, mọi người nghe rõ tiếng đối thoại như trong phim Hàn của Dương và Nga. Họ nói rất to vì mỗi người đứng ở cửa một phòng, cách nhau bằng 3 phòng khác. Dương nói “Sao em không nhận hoa của anh? Em đừng tưởng anh yêu em. Anh cũng không yêu em đâu. Em chẳng là gì của anh cả”, Nga đáp lại: “Vâng, em cũng chẳng bao giờ yêu anh cả. Ai bảo anh làm thế? Anh tự làm thì tự chịu lấy!”. Cứ thế họ thủng thẳng lời qua tiếng lại mất đến 15 phút cho đến khi Nga bỏ vào phòng đóng sầm cửa đi ngủ. Mọi người đều tủm tỉm cười cuộc đối thoại giữa họ, vì ai cũng nhận ra cái giọng say rượu lè nhè của Dương, nhưng có phần trách Nga vì tính cố chấp, trẻ con. Thì ra ban chiều Dương lùng sục đi mua ở đâu đó một bó hoa hồng rất to được bó kẹp với nhau theo kiểu “vòi hoa sen” đợi đến tối để tặng Nga và “nói rõ tất cả”. Chưa đủ tự tin, Dương làm “chai sáu nhăm” Lúa mới cho phê để nói cho dễ. Nhưng kết cục vẫn… sôi hỏng bỏng không. Rượu hết, hoa tàn, tình không đến, nghĩa xóm giềng cũng chẳng còn. 

Và những trò đùa tinh quái 

Đêm về khuya, những âm thanh ồn ĩ vơi dần, bỗng người ta nghe thấy một tiếng uỵch của vật gì đó nặng nặng rơi và tiếng loảng xoảng của gạch, ngói. Ngay lúc đó, những tiếng cười khoái trí của đám con trai 5, 6 đứa bên khu nam cất lên. Hoá ra mấy ông tướng này đang dõi theo đứa bạn mò sang khu nữ, trèo lên phía sau theo đường ống thoát nước mưa để lấy trộm đồ lót nữ. Đó là một màn thách đố mà người nào làm được sẽ trở thành anh hùng. Nhưng thật không may, trên đường bò xuống với “chứng vật phẩm” trên tay, “anh hùng” đu luôn cả mấy khúc ống thoát nước (loại làm bằng đất nung) rơi xuống nền đất… Câu chuyện đêm đó ở KTX Mễ Trì diễn ra đã lâu, những người tham gia và chứng kiến nay đã ra trường, người làm thầy giáo, người làm ở các viện nghiên cứu, nhưng tất cả đều nhớ như thể mới ngày hôm qua. Và thỉnh thoảng, trong lúc vui đùa, họ lại kể với các thế hệ đàn em của mình để biết thêm về một thời học tập vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng đầy tiếng cười. 

Chẳng khác và cũng chẳng kém, độ nghịch ngợm của mấy cô cậu ở Làng Sinh viên Hacinco cũng thật ra trò. Bao cao su là thứ dễ kiếm vì liên tục được phát miễn phí trong làng, nên vô tình nó trở thành một món đồ chơi lý tưởng của mấy ông quậy. Đủ kiểu chơi. “Hiền” nhất là làm lồng đèn đút bóng điện sáng trưng treo trước ban công. Hơn chút nữa là đổ 3, 4 lít nước vào rồi từ tầng 6 ném xuống đất cho nổ làm pháo. Người ở xa giật mình đã đành, ai đen đủi đi qua tầm ngắm thì ướt hết quần áo vì nước té vào là cái chắc. “Quái” hơn cả là lấy bao cao su trùm lên bao kín lấy tay cầm cửa phòng ở con gái. Chiêu này chắc chắn sẽ làm cho các nàng yếu bóng vía hét toáng lên sau khi giật mình nhìn xuống tay vì cẩm phải cái gì trơn trơn, ươn ướt. Lúc ấy mà có ai đi qua nhìn thấy thì chỉ còn nước độn thổ xuống đất vì ngượng.  

Những trận chiến nước, trận chiến âm thanh cũng mang lại những phút giây sảng khoái đến cực độ cho người tham gia. Một đám con trai tầng 6 (Làng Sinh viên) đang hóng mát ngoài ban công thì bỗng ào ào nước đổ từ ban công tầng 7 xuống, ướt té tát. Ngay lập tức một kế hoạch trả thù được lên. Đám con gái hôm trước đang ung dung thả tóc hóng gió tán chuyện thì rào rào nước từ ban công tầng 6  hắt lên, không ướt hết cả người thì cũng đi tong… phần dưới. Cứ thế hai tầng té nhau hàng mấy tuần liền. Té không nổi, đám con gái bày trò “nhảy nện” (nghe âm thanh phát ra từ tầng dưới sau những cú nhảy như tiếng nện). Độc chiêu tưởng có vẻ không được nữ tính lắm lại hoá thành công vì khiến đám con trai phòng dưới phải lên thoả hiệp làm hoà. 

Những trò đùa như thế có ồn ĩ đến đâu thì cũng chẳng khiến mấy anh bảo vệ Làng Sinh viên bận tâm vì họ biết tỏng như thế nào rồi. Nhưng việc một chậu mắm tôm hoà nước bất ngờ được đổ lênh láng sang phòng con gái giữa đêm đã khiến bảo vệ phải can thiệp vì “bên bị hại” lên tiếng. Kẻ chủ mưu được xác định là phòng bên cạnh (Làng Sinh viên không tách biệt khu nam khu nữ) vì có chai mắm tôm rỗng để lại. Thế là cuộc đấu khẩu bắt đầu và anh bảo vệ trẻ tuổi đẹp trai chỉ còn biết đứng giữa nghe cãi vã, y hệt như anh Trưởng thôn nghe hai bà già cãi nhau vì mất gà trong phim “Người thổi tù và hàng tổng”. Cuộc đầu khẩu vẫn tiếp diễn thì thủ phạm (chính là người phòng này và là người yêu của một cô bạn ở phòng bị đổ mắm tôm) đã nhanh chân len qua ban công chuồn mất. Ức quá vì thấy đối phương vừa cãi nhau với mình vừa cười, đám con gái hơn 10 cô nháy mắt nhau nhấc bổng “tên cười đểu” đưa về phòng khách (mỗi căn hộ (sinh viên quen gọi là phòng) có một phòng khách) rồi khoá cửa lại làm tù binh. 

Những trò đùa khác hoặc gần giống như thế này chắc chắn có rất nhiều ở khắp các KTX, khu trọ. Và đâu đó có những câu chuyện khiến người ta cười, cười rất nhiều, cười khoái trí, nhưng đôi lúc cũng khiến người ta không khỏi suy nghĩ sau những tiếng cười ấy. Cuộc sống của sinh viên là thế, đầy nhọc nhằn, lo toan vất vả và thiếu thốn đủ thứ, nhưng nhiệt huyết sống của tuổi trẻ ở họ mãnh liệt hơn bao giờ hết. Họ vẫn học, vẫn chơi, nghịch và yêu hết mình. Tiếp nỗi chuỗi phóng sự này, kỳ sau, Tâm sự bạn trẻ xin gửi đến các bạn bài viết về chuyện “ngủ”  - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - của sinh viên. 

Sơn Nam

Bài liên quan:
-
Sinh viên ký sự (kỳ 1): Giọt nước mắt trước cổng trường đại học
- Tân sinh viên nhập học
- Giọt nước mắt ngày khai trường
- Chuyện những con ''ma đề'' trong sinh viên
- Nhà trọ SV tại TP.HCM: Giá cao, chất lượng thấp

Lượt xem: 687

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 40
Lượt truy cập: 36514519

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik