Giao diện chuẩn

Sinh viên ký sự (Kỳ 5): Chuyện giảng đường Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Đại học là tự học, học một cách tự giác. Nhưng đâu đó, trên các giảng đường đại học, không ít sinh viên coi đại học là được tự do, tự do học. Họ coi lớp học như cái chợ, thích thì vào, không thích thì ra. Ngồi trong lớp, họ làm đủ kiểu: ngủ, ăn, “chát chít” bằng giấy chuyền tay, đọc báo, tạp chí thời trang, hoặc thẫn thờ “mơ về nơi xa lắm”… Cuối năm, họ lên lớp, nhưng cũng có kẻ ở lại. Cuối khoá, họ ra trường, nhưng cũng có kẻ “học thêm”.

Lớp học là cái chợ?

Chẳng ai lạ gì câu “… có phải là cái chợ đâu…”, bởi chí ít cũng một đôi lần nói ra câu đó hoặc bị người khác nói lại. Nhìn vào lớp học của sinh viên, thấy họ đi muộn về sớm, ra ra vào vào trong giờ học chẳng khác gì cái chợ thật. Sẽ là không khách quan nếu nói tất cả các lớp học đều như thế, nhưng có thể chắc chắn rằng số những lớp học kiểu ấy không phải là ít.

Có đến hàng trăm ngàn lý do để sinh viên đi học muộn mà không phải lúc nào họ cũng cần giải thích. Giái thích làm gì vì có ai hỏi đâu. Chỉ cần một lời xin phép vào lớp là xong. Cũng có khi luồn vào lối cửa phía cuối lớp, lom khom sau lưng bạn rồi lựa lúc thầy ngoảnh lên là “yên vị”, nhoẻn miệng với đứa bạn một câu quen thuộc: tao dậy muộn!

Nhưng như thế vẫn là dạng “chăm ngoan”, hoặc mới “ti toe năm thứ nhất, chưa biết gì”. Trên “cấp” ấy, hứng lên hoặc khi quá trễ (quá nửa hoặc gần hết tiết học) là “cho thầy nghỉ dạy em” luôn. Lang thang căng tin trà đá, cà phê cà pháo hết tiết rồi vào. Đâu lại vào đấy, sớm hay muộn cũng thế, vẫn ung dung học như bình thường.

“Cao cấp” hơn nữa là nghỉ luôn cả buổi. Số này hoặc là dạng bất cần, coi việc học chỉ là chuyện nhỏ mà những chuyện khác mới là chuyện lớn, hoặc “cố tình lách luật” để “nghỉ theo quy định” vì chưa quá 20% số tiết thì vẫn có thể được thi. Chỉ có trời mới biết họ đi đâu lúc bỏ học, nhưng thử theo chân họ, dễ thấy những gương mặt ấy trên khắp nẻo đường… quán xá: chén thù chén tạc, điện tử, sữa chua đánh đá, nước sấu, hạt dưa hoặc lên phố xem quần áo…

Cũng bởi vậy, có khi hứng lên họ quay lại lớp để “xem có gì không” mà nồng nặc hơi men, hơi sữa chua hoặc nắm hạt dưa cầm trên tay. Nhưng trong lớp, đám sinh viên còn lại cũng chẳng kém cạnh. Đủ loại điểm tâm: mặn (ô mai), ngọt (kẹo), cứng (hạt dưa), mềm (bỏng ngô)… có cả. Họ ngồi học, nghe giảng, ghi chép và thậm chí là cả phát biểu ý kiến… trong lúc ăn. Không ăn, họ lại “chát”. “Chát” mạng không có thì “chát” giấy chuyền tay. Viết giấy, gấp rồi gửi; nhận giấy, mở rồi đọc, có khi họ cười phá lên. Tiết kiệm thời gian quá còn gì?! Đúng là những con người thời buổi công nghiệp có khác, một công làm mà đến dăm sáu bảy việc!

Một số khác, không nhiều lắm, có lẽ mỗi lớp chỉ độ một hai người đến lớp chỉ để ngủ. Chẳng biết do đã thành quen (giấc) hay vui tính mà họ điềm nhiên nói rằng đến lớp ngủ dễ hơn. Hay phải chăng bài giảng của thầy, cùng với không khí lớp học, với riêng họ, đã vô tình thành một thứ thuốc ngủ đầy công năng? Chắc chỉ họ mới biết chính xác lý do vì sao, nhưng có thể thấy ngay là họ đến lớp không phải là để học; và cũng rất có thể đêm qua là một đêm không ngủ với họ.

Cuối buổi học, khoảng tiết ba, tiết bốn, họ lác đác ra về. Nếu buổi đó chỉ học duy nhất một môn thì sẽ còn có nhiều người về hơn. “Giữ được người ở chứ ai giữ được người đi”, nếu không xin được, cùng lắm là để lớp trưởng ghi vào sổ điểm danh rồi thích ra sao thì ra: “Chợ sắp tan rồi, ai họp cứ họp, tôi phải về”.

Không thi lại không phải là sinh viên!

Đây cũng lại là một câu quá quen thuộc với sinh viên. Môn học nhiều, thi cử liên miên, lại tranh thủ làm thêm thì lấy đâu ra thời gian để ôn mà chả thi trượt để rồi phải thi lại, thậm chí học lại.

Cũng thành quen, chẳng ai thấy ngượng như cái thời học phổ thông mỗi khi thi lại. Khóa trên ám thị khoá dưới, người nọ ám thị người kia, kẻ nhác ám thị người lười, tất cả đều chẳng một chút mảy may suy nghĩ về cái việc mà lẽ ra họ không nên để xảy ra, bởi ít nhất họ cũng tiết kiệm được công sức, thời gian và cả tiền bạc (lệ phí thi lại).

Nếu nói rằng do mải đi gia sư, tiếp thị mà chểnh mảng việc học thì còn thông cảm được, chứ học hành theo cái kiểu của mấy cô cậu sinh viên như đi chợ ở trên thì chắc chẳng ai thương cho được. Với họ, thi lại, học lại là xứng đáng chứ chẳng oan uổng gì. Họ chấp nhận – “sinh viên ai mà chả thi lại” – nên họ đi thi lại mà cứ như đi hội, “vui ơi là vui”. Mà có khi còn là dịp để đi đâu đó cũng nên, vì dù sao thì cũng qua được một việc, “tập hợp nhau “vui vẻ”, “hoành tráng” cái đã.

Có một thực tế khá phổ biến ở các trường đại học hiện nay là số sinh viên thi lại, học lại hoặc tăng K (đúp), chậm ra trường chỉ vì môn ngoại ngữ không phải là ít nếu không muốn nói là khá nhiều. Sinh viên thì đổ lỗi là do giáo viên dạy kém, nhà trường ra đề khó. Nhà trường thì băn khoăn liệu kết quả đó có phải hoàn toàn là do sinh viên lười học không, hay một phần cũng do chất lượng giảng dạy của những giảng viên hợp đồng còn rất trẻ, có khi vẫn còn đang là sinh viên các trường Ngoại ngữ, còn chưa đảm bảo?

Chúng tôi không khẳng định điều gì ở đây, mà chỉ nêu thực tế do chính các bạn sinh viên đặt ra. Nhiều sinh viên học ngoại ngữ khá (từ thời phổ thông) thừa nhận việc học ngoại ngữ trong các giờ chính khoá trên lớp ở đại học không những không làm họ khá hơn mà thậm chí còn làm "cùn" đi vốn kiến thức của họ. Có thể lời nhận xét đó hơi quá, nhưng ngoại ngữ là phải học, phải luyện, trau dồi thường xuyên, nên nếu đến lớp mà không được trau dồi thì cùn đi là cái chắc chứ còn gì?

Một giáo viên của Trung tâm Anh ngữ Việt Anh (cơ sở đóng trên đường N.Trãi – Hà Nội), đồng thời là giảng viên bộ môn Ngoại ngữ của trường Đại học Xây dựng (theo lời thầy giới thiệu), không biết hai chữ viết tắt là BC (trước Công nguyên) và AD (sau Công nguyên) viết đầy đủ là như thế nào thì có thể coi là giỏi được không?

Chẳng biết nguyên nhân chính khiến T, nguyên sinh viên khoa Sinh học và hiện là cán bộ trẻ của trường ĐHKHTN Hà Nội phải tăng K là gì, nhưng mọi người đều biết anh là một cán bộ hoạt động phong trào năng động, nhiệt tình, có nhiều đóng góp. Anh nổi tiếng không chỉ trong trường mà cả ở Đại học Quốc gia. Có người trêu anh do yêu trường yêu lớp quá nên ở lại. Cũng có người bảo, anh đi tối ngày, hết hoạt động nọ đến hoạt động kia như thế thì học vào đâu mà chẳng tăng K. Nếu vậy, hoá ra là tại anh “làm Đoàn” nhiều quá mà học hành như vậy sao? Nhưng còn những cán bộ Đoàn khác, họ vẫn hoạt động, vẫn học giỏi để ra trường đúng khoá thì sao? Câu trả lời có lẽ chỉ có T mới rõ!

Bắt đầu từ vài năm học trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp học tập đã được đặt ra và nhiều nơi đã áp dụng. Sinh viên - người học sẽ làm chủ môn học của mình bằng việc tự đọc tài liệu, tự tìm tòi, suy nghĩ, thảo luận về chủ đề môn học (phương pháp Project – phương pháp sản phẩm, dự án). Thầy giáo không còn là người "bê bình nước đổ vào chum" nữa mà chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên cách tìm, cách đọc tài liệu, cách tiếp cận, phân tích vấn đề. Những gì thầy giảng giải là những điểm mấu chốt, những điều sinh viên chưa rõ hoặc cần phải hiểu cho đúng. Với cách học này, khái niệm “đại học là tự học” hay “đại học bằng tự học” trở nên rõ ràng. Sinh viên sẽ được phát huy tinh thần tự giác và chủ động rất cao. Bên cạnh những gì họ tiếp thu được từ môn học thì cái mà họ có thể học được nữa là ý thức, khả năng tổ chức, sắp xếp thời gian, kế hoạch cá nhân, thói quen học (đọc) có suy nghĩ, khả năng làm việc nhóm, khả năng khái quát và trình bày vấn đề trước đám đông… Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là viễn cảnh với những sinh viên coi lớp học như cái chợ và lúc nào cũng thường trực trong đầu câu cửa miệng: “Không thi lại thì không phải là sinh viên!” mà thôi. Còn các bạn sinh viên, các bạn nghĩ sao?

Sơn Nam

Lượt xem: 568

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 20
Lượt truy cập: 36514954

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik