Sau điểm 1 sẽ là... Thứ Sáu, 11/12/2009, 11:20
Thì họ sẽ trải qua những trạng thái tinh thần cùng những xúc cảm cực kỳ phức tạp. Họ đấu tranh giữa những quan niệm về "giỏi" và "dở", họ cố chấp nhận rằng "mọi việc đều mang tính tương đối" và cố gắng gỡ gạc lại.
Đôi khi, do chủ quan hoặc những lý do không mong muốn mà một học sinh giỏi bỗng chốc bị điểm 0 hoặc điểm 1 mà vẫn không ngờ rằng "chúng thuộc về mình". Và không phải ai cũng "không bỏ cuộc khi gặp thất bại", vì dù là học sinh giỏi hay dở thì họ cũng vẫn là một teen, hay trầm trọng hoá vấn đề và hay "mặc cảm bản thân".
Sau đây là lời kể từ một "mọt sách" khi bỗng dưng nhận được điểm 1 "trên trời rơi xuống".
"Sao cô thấy bây giờ học trò bị 1 điểm mà vẫn phơi phới vậy nhỉ? Hồi xưa, khi cô còn đi học, điểm 7 là đã khóc rồi đó" - Lời cô giáo dạy Văn cứ vang vang bên tai khiến tôi không thể nào tập trung học trong suốt buổi chiều hôm ấy...
Chủ quan
Tôi không thông minh lắm, nhưng có ưu điểm là nhớ lâu và tập trung tốt. Vì thế, những bài tập luôn được tôi "xơi gọn" và nội dung bài học cứ tự nhiên "chui" vào đầu mà không cần mất nhiều thời gian. Vâng, tôi là một học sinh giỏi.
Từ khi lên cấp 3, tôi không quan trọng điểm số lắm, cứ học những gì mình thích, còn những môn không cần thiết chỉ cần 7, 8 là được. Tuy vậy, với những môn sở trường thì tôi rất kì vọng, đặc biệt là môn Toán. Nhưng do bản chất không thông minh nên tôi chỉ cố gắng học chăm để đạt trên 8.0
Lần nọ, thầy gọi tôi lên bảng giải bài tập, và cho câu khó. Đó là một dạng bài khá quen thuộc, nhưng vì quá lâu không ôn lại nên tôi quên béng cách trình bày, dù biết đáp án. Sau một hồi loay hoay, tôi được thầy mời về chỗ và nhận điểm 1.
Ngay từ lúc ấy, tôi đã biết mình là học sinh khá - lần đầu tiên trong đời bị học sinh khá.
Những ngày tồi tệ
Bị 1 điểm hệ số 1, cộng với những con điểm "không mấy tốt đẹp" gần đây, thì dù thi học kì được 10 điểm, tôi vẫn không thể là học sinh giỏi. 11 năm trầy trật, cố gắng "làm đẹp học bạ" bằng những thành tích tốt, vậy mà tôi lại đạp đổ "công trình" của mình chỉ bằng vài phút chủ quan.
Nếu đã đọc qua cuốn "Đời thay đổi khi ta thay đổi" thì ắt hẳn bạn hiểu cảm xúc chi phối hành động của mình ghê gớm thế nào. Một ví dụ nho nhỏ: Nếu tôi tự ti vào bản thân thì tôi sẽ đúng như những gì mình nghĩ. Và vì tôi cho rằng mình là học sinh khá, nên tôi cứ bị ám ảnh bởi những gì xảy ra tiếp theo: học sinh khá, thi tốt nghiệp loại trung bình và...rớt đại học! Tôi khá bi quan và thường làm phép so sánh: Tại sao lại là tôi? Nếu thầy kêu làm bài khác hoặc cho tôi thời gian chuẩn bị thì rất có thể tôi đã giải ra! Điểm 1 không hề thuộc về tôi, và có đánh giá được thực lực của tôi đâu!
Nỗi buồn cũng dần vơi đi theo thời gian. Tôi cho rằng mình bản lĩnh hơn nhiều đứa học sinh giỏi khác. Vì có đứa từng...khóc tại lớp khi bị 1 điểm! Đa phần học sinh thường có tư tưởng "học vì người khác" nên khi điểm thấp toàn lo ba mẹ mắng, thầy cô thất vọng, bạn bè chê cười...mà chẳng màng đến việc tại sao mình sai câu đó, và khắc phục.
Chấp nhận, và đứng dậy
Biết đâu điểm 1 này là một bước ngoặt giúp tôi trưởng thành hơn, không ỷ lại vào khả năng bản thân và phấn đấu hơn nữa? Cuộc đời còn dài, không ai đánh giá năng lực bằng điểm số. Con người cần hoàn thiện mỗi ngày và học tập không ngơi nghỉ. Tôi coi điểm 1 đó như "số phận". Tức là dù muốn dù không, tôi cũng đã bị 1 điểm rồi nên tôi cố gắng gạt nó ra khỏi suy nghĩ. Tôi chuyển hướng qua những mục tiêu khác, chẳng hạn như 10 môn Anh hay 8 điểm Văn chẳng hạn. Vì biết rằng mình "học khá thôi" nên bây giờ tôi không còn gặp áp lực học tập, chỉ cố gắng hết sức mình. Vì vậy, tinh thần tôi dễ chịu hẳn. Kì thi lần này tôi sẽ cố gắng đạt 10 điểm môn Toán để chứng minh rằng tôi không phải học sinh khá. Đơn giản thế. Những đứa học sinh giỏi khác nhìn tôi bằng nửa con mắt. Tôi mặc kệ. Vì hầu hết mọi người đều công nhận rằng chỉ do tôi "không gặp thời" chứ không phải tôi học dở. Rồi đây, các "mọt sách" khác sẽ hối hận khi đánh giá sai về tôi. Tôi đọc sách nhiều hơn để mài giũa tinh thần, và sẽ không lặp lại sai lầm vớ vẩn thêm một lần nào nữa. |
Bạn thấy đấy, cuộc đời tươi đẹp hay không tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Với tôi, sau điểm 1 là khá nhiều những bài học, kinh nghiệm và vốn sống hữu ích. Điều đó cũng khá tích cực đấy chứ! Ai nói bị điểm 1 là "cánh cổng tương lai khép lại"?
Twinkle®
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
Các tin khác
- Ích kỉ tích cực Thứ Tư, 09/12/2009, 11:38
- Sống lạc quan từ những điều đơn giản Thứ Sáu, 24/04/2009, 22:09
- Tiết kiệm, và hơn thế nữa... Thứ Năm, 23/04/2009, 11:27
- Ra khỏi ''vùng an toàn'' Thứ Ba, 21/04/2009, 16:04
- Gửi đi là ta nhận được Thứ Tư, 25/03/2009, 15:56
- Gia tài trị giá 1 đôla Thứ Hai, 02/03/2009, 16:03
- Yêu thương Thứ Tư, 25/02/2009, 17:02
- Ví của tôi đâu rồi? Thứ Sáu, 06/02/2009, 15:06
- Lời nói muộn màng Thứ Ba, 06/01/2009, 11:12
- Yêu cầu cuộc sống Thứ Sáu, 02/01/2009, 15:54
- Bong bóng xà phòng Thứ Năm, 25/12/2008, 10:08
- Lời ước cho đêm Noel Thứ Ba, 23/12/2008, 17:52