Giao diện chuẩn

Sao con không b?ng con ngư?i t Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Sao con không b?ng con ngư?i t

Thái độ - biểu hiện của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm hổn của trẻ thơ

So sánh thành tích của con với các bạn cùng lứa tuổi để thấy được sự tiến bộ hay tụt hậu của con là điều mà các vị phụ huynh vẫn thường làm. Điều này sẽ không có gì nếu nó chỉ dừng lại ở một mức độ cần thiết, song điều đáng nói ở đây là nhiều bậc phụ huynh đã so sánh thái quá, để rồi điều họ nhận được thường đi ngược lại với những gì mà họ mong muốn.

Khi sự so sánh là khập khiễng...

Tôi có dịp được tới ăn cơm cùng gia đình bà chị họ. Trong bữa ăn, cô cháu gái khoe với cả nhà: “Hôm nay con được 9 điểm môn toán”, cả nhà hồ hởi tán thưởng. Ông bố hỏi con: “Thế trong lớp con có ai được điểm 10 không?” và tất nhiên ông không mong muốn con gái mình trả lời là “có”. Thế nhưng cô con gái lại trả lời là có hai bạn được điểm 10. Ông bố nhăn mặt và không hề lắng nghe lời giải thích của con rằng: “Đó là hai bạn có thành tích học tập tốt nhất lớp từ trước tới nay...”.

Sau khi đi họp phụ huynh về, mẹ của Hoàng, học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Đức Mậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) mặt nặng mày nhẹ với cậu con trai mình. Trong buổi họp, cô giáo chủ nhiệm khen Hoàng có thành tích học tập về các môn tự nhiên khá nhất lớp, còn các môn học xã hội thì lại chỉ xếp thứ 5. Hoàng giải thích: “Năm nay con sẽ thi vào trường ĐH Bách Khoa nên con học tốt các môn tự nhiên còn các môn học xã hội thì học bình thường là được rồi”. Nhưng bà mẹ nhất quyết không nghe mà bắt cậu con trai của mình phải dẫn đầu lớp học trong tất cả các môn học, bà tuyên bố: “Không có lý do gì mà thằng Ánh có thể dẫn đầu lớp mà con thì lại không, mặt mẹ nó đã vênh lên trong buổi họp phụ huynh sáng qua”.

Có thể thấy một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự so sánh khập khiễng ở các bậc phụ huynh, đó là do những cuộc trao đổi giữa những ông bố bà mẹ có con học chung lớp, chung trường. Thông thường, ai cũng muốn khoe con mình là tốt, thế nhưng con mình không phải bao giờ cũng tốt, cũng hay. Thế rồi áp lực của những cuộc tranh luận đó lại được mang về và đổ lên đầu các cô tú, cậu tú nhà mình.

Những câu nói đại loại như: “Mày cũng ăn như nó, mày cũng học cùng trường, cùng lớp như nó sao mày lại dốt hơn nó!”, “Học kỳ sau mà mày còn học kém hơn thằng B thì đừng có nhìn mặt tao”... Và thậm chí nhiều vị phụ huynh còn sử dụng những từ ngữ thật khó nghe, tục tĩu... khi so sánh con mình với con nhà người khác.

... Thì hậu quả sẽ khôn lường

Xin kể nốt câu chuyện cô cháu gái của tôi ở trên. Khi muốn con của mình phải luôn luôn là điểm 10, ông bố đã bắt con học liên tục, sáng học, chiều học và tối cũng học, ngay cả ngày thứ bẩy, chủ nhật cô bé cũng không được đi chơi. Kết quả là từ đó cháu đã trở nên trầm tính, ít nói chuyện, cười đùa như trước đây mà chỉ nhốt mình trong bốn bức tường vô hồn. Có hôm cháu đưa cho tôi cuốn nhật ký và bảo tôi đọc, tôi thật sự ngỡ ngàng trước những tâm trạng đó: “Tại sao bố mẹ cứ muốn con là cái Phương, là bạn Dũng (những học sinh có thành tích học tập tốt), con phải là con chứ? Điểm 8, 9 là năng lực của con. Con đã cố gắng hết sức mình mới đạt được mà vẫn còn có nhiều bạn được điểm 5, điểm 6 đó thôi, sao bố mẹ không thấy những nỗ lực của con, sao bố mẹ không chịu hiểu con?...”.

Có lẽ, một điều dễ nhận thấy, đó là những ông bố, bà mẹ thường ép con cái học để cho bằng bạn bằng bè thì sẽ nhận được sự phản kháng từ những đứa con mà thôi, từ đó các em thường nẩy sinh ra những hành động đối phó. Em Hải Thanh, một học sinh phổ thông kể lại: “Em cứ đóng bít cửa phòng lại, bật điện sáng và thế là nằm ngủ, bố mẹ có biết đường trời”. Và khi đứa trẻ đã học đối phó rồi thì mục đích mà các bậc phụ huynh đặt ra sẽ không bao giờ có thể thực hiện được.

Việc so sánh và những đòi hỏi thái quá của cha mẹ chắc chắn sẽ tạo áp lực rất lớn tới các em học sinh, sinh viên, và khi các em không thể tự kiểm soát được mình thì rất dễ có những hành động không hay có thể xẩy đến, ví dụ như các em rất dễ bị trầm cảm, bỏ nhà ra đi, hay nặng hơn nữa là nhiều em còn chọn con đường cùng là tự sát.

Đừng xem con là cái máy, xạc pin vào là có thể chạy

Có một điều dễ nhận thấy là khi những ông bố, bà mẹ hay so sánh, ép con mình phải đạt được những thành tích này thành tích nọ mà không xét trên năng lực thực sự của con, thì dù cho các em có tự nguyện thực hiện thì đó cũng là gượng ép mà thôi. Do đó kết quả mà các em thu được, dù có lớn hay nhỏ thì cũng chỉ thỏa mãn những đòi hỏi của bố mẹ, chứ không phải là mong muốn của các em; và rõ ràng như vậy sẽ không mang lại niềm vui thực sự cho các em.

Nhiều ông bố, bà mẹ cứ nghĩ rằng cứ bồi bổ cho con thật tốt thì có thể bắt con học ngày, học đêm. Tuấn, học sinh lớp 10, kể lại: “Mỗi đêm mẹ em bắt em ăn năm quả chuối, uống hai cốc sữa rồi bắt em học tới khuya”. Thế nhưng làm như vậy, các bậc cha mẹ ấy đâu có hiểu rằng cái mà con họ cần chính là một môi trường học tập và vui chơi, các em không phải là những cái máy để khi xạc pin vào là có thể bắt nó vận hành cả ngày.

“Cha mẹ cần hiểu chúng con hơn” - đó là thông điệp mà nhiều bạn trẻ muốn gửi gắm tới bố mẹ mình thông qua các diễn đàn thảo luận về mong muốn của các em. Cha mẹ nên biết nguyện vọng thực sự của con để có định hướng học tập và sinh hoạt cho con sao cho hợp lý, đừng vì tính hiếu thắng nhất thời khi so sánh con mình với con người khác mà bắt các em phải chịu những sức ép hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình.

Về phần các em, cũng không nên có thái độ bằng mặt mà không bằng lòng trước sự so sánh để mình bị ép học hành căng thẳng quá mức của bố mẹ. Tranh cãi với bố mẹ là điều không nên làm, nhưng nên chọn thời gian thích hợp nhất để giải thích cho bố mẹ hiểu, đó có thể là khoảng thời gian sum họp gia đình, lúc bố mẹ đang ở trong tâm trạng vui vẻ thoải mái nhất, vì khi đó lời nói của mình sẽ dễ dàng được bố mẹ tiếp nhận hơn.

Bố mẹ nào cũng muốn con cái mình tiến bộ, không thua kém bạn bè, đó là một mong muốn chính đáng. Chỉ có điều khác biệt là cách thức thể hiện những mong muốn đó mà thôi. Có người thì biết định hướng học tập kết hợp với vui chơi giải trí cho con, còn có người thì chỉ biết so sánh con với bạn này, bạn khác để ép con học ngày học đêm, để rồi ngay trong mỗi giấc mộng, các em vẫn còn bị những con chữ ám ảnh.

Điều mà người viết bài này mong muốn là các vị phụ huynh hãy hiểu con mình hơn và sự so sánh chỉ nên dừng lại ở một mức độ cần thiết cho các em hiểu rằng phía trước mình luôn có những cái đích mà con phải theo đuổi mà thôi.

Dragon
Lượt xem: 639

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 23
Lượt truy cập: 36484222

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik