Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không? Thứ Năm, 27/04/2023, 16:00
Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng lắng nghe các bác sĩ là chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa của Bệnh viện Vinmec chia sẻ về vấn đề này.
1. Vì sao uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt
Uống thuốc tránh thai nghĩa là đưa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung. Kết quả là quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.
Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.
2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt khi dùng thuốc tránh thai
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu do cơ thể được bổ sung hàm lượng cao hormone sinh dục. Sự rụng trứng bị ngăn cản.
- Uống thuốc tránh thai hàng ngày không đúng cách gây mất kinh vì quá trình điều tiết hormone bị thay đổi, thuốc ức chế chu trình rụng trứng và làm dày niêm mạc cổ tử cung cản trở sự thụ thai.
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là một trong những tác dụng phụ của thuốc với các hiện tượng: Rong kinh, rong huyết,...
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai do nồng độ nội tiết tố giảm đột ngột. Phụ nữ nhận thấy những biến động về vòng kinh, máu kinh và thời gian hành kinh.
3. Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có sao không?
Trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường như máu kinh vón cục, máu kinh có màu đen, mùi hôi khó chịu,... thì hãy cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý phụ khoa. Chị em nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi các bệnh lý này được chữa khỏi thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ đều đặn trở lại.
4. Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai?
Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tinh thần với một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và đau bụng. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc và liều thuốc tránh thai phù hợp nhất. Nếu các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên hoặc tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc liều dùng phù hợp.
Để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ nên thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm:
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa phytoestrogen – những hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành) có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự hormone estrogen với chế độ ăn lành mạnh giúp bạn giữ cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.
- Tập thể dục đều đặn: cũng là phương pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.
- Giảm căng thẳng, stress
Các bài tập thở, tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách,... thường xuyên có thể giảm căng thẳng, thư giãn tốt hơn. Điều này sẽ giúp các loại thuốc tránh thai hoạt động hiệu quả hơn, giúp điều hòa hormon và điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.
- Cân bằng nội tiết
Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất chống lão hoá (acid alphalipoic và selen), tinh chất mầm đậu nành, giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.
Tóm lại việc rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai hoàn toàn có thể xảy ra nếu chị em quá lạm dụng. Vì thế, trước khi dùng thuốc chị em phải hỏi ý kiến và làm theo tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, khi rối loạn kinh nguyệt và kèm theo các biểu hiện như: Máu vón cục, có mùi hôi, máu màu đen,... có thể chị em đang mắc phải một trong số những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Lúc này các bạn không nên chủ quan mà hãy sớm tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Thị Minh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Thủ dâm có mất trinh không và những lưu ý bạn gái cần biết Thứ Hai, 24/04/2023, 14:00
- Lâu ngày không xuất tinh có sao không và cách xử lý an toàn Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00
- Tại sao hút thuốc lại có tác động liên quan tới sinh lý ở nam giới? Thứ Hai, 03/04/2023, 18:00
- Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới Thứ Hai, 03/04/2023, 17:00
- Bệnh về tinh hoàn thường gặp và những triệu chứng phổ biến Thứ Hai, 03/04/2023, 15:00
- Cấu tạo tinh hoàn nam giới và chức năng Thứ Năm, 30/03/2023, 20:00
- Khi đi khám nam khoa bạn cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 30/03/2023, 16:00
- Tầm quan trọng của việc đi khám nam khoa Thứ Năm, 30/03/2023, 16:00
- Câu hỏi : tình huống nào thì không cắt bao quy đầu? Thứ Năm, 30/03/2023, 13:00
- Cần thực hiện những chú ý này sau khi cắt bao quy đầu Thứ Năm, 30/03/2023, 12:00
- Tập luyện có giúp tăng kích cỡ ‘cậu nhỏ’? Thứ Ba, 28/03/2023, 00:00
- Các vấn đề của "cậu nhỏ" Thứ Hai, 27/03/2023, 14:00