Rau tiền đạo có ảnh hưởng đến thai nhi? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Bạn thân mến!
Tâm sự bạn trẻ phần nào hiểu những băn khoăn, lo lắng của bạn đối với sức khoẻ của mình và của thai nhi. Bên cạnh việc chẩn đoán là rau tiền đạo, sau khi khám thai cho bạn, bác sỹ có kết luận, giải thích hay chỉ dẫn gì thêm cho bạn không?
Như bạn đã biết, tử cung được chia làm ba phần: Phần thân, eo và cổ tử cung. Bình thường, rau bám ở đáy của thân tử cung. Rau tiền đạo là trường hợp rau bám ở phần dưới (eo) tử cung làm hẹp lối ra của thai nhi khi sinh. Thông thường, vào 3 tháng cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung giãn rộng ra để chứa bào thai đã lớn hơn, vì vậy rau bám thấp ở vùng eo và cổ tử cung có thể bị bong ra một phần và gây chảy máu. Lượng máu chảy nhiều hay ít là tùy thuộc vào mức độ bong rau. Về nuôi dưỡng thai, rau tiền đạo thường bám ở vùng eo, cổ tử cung là những điểm ít mạch máu hơn vùng thân tử cung do vậy lượng máu đến nuôi dưỡng thai không được tốt. Với các trường hợp này, việc theo dõi của bác sĩ sẽ là rất cần thiết để có thể xác định sớm những tình trạng không tốt của rau (bao gồm cả tình huống bong rau gây chảy máu) và thai nhi để có thể xử trí sớm các tai biến.
|
|
Vị trí nhau bình thường, ở đáy tử cung |
Hình ảnh rau tiền đạo, bao gồm theo thứ tự là nhau tiền đạo bán trung tâm (che một phần cổ tử cung), nhau tiền đạo trung tâm (che toàn bộ cổ tử cung) và nhau bám mép cổ tử cung. |
Tại thời điểm sinh nở, cổ tử cung giãn rộng rất có thể sẽ làm bong rau gây chảy máu ồ ạt. Tình trạng chảy máu có thể làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và con, thường phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con. Do đó, tại bệnh viện, những bệnh nhân có rau tiền đạo thường phải được theo dõi đặc biệt, được hẹn nhập viện sớm trước khi có cơn đau chuyển dạ.
Đặc tính chung của công việc văn phòng thường là ít vận động, luôn giữ nguyên một tư thế ngồi.... Đặc tính công việc trên không những chỉ ảnh hưởng đến những người đang mang thai mà ngay cả với người bình thường đôi khi cũng còn mệt mỏi, đau mắt, đau lưng.... Do vậy bạn bạn cần chú ý thỉnh thoảng đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng một vài phút để thay đổi không khí và để máu lưu thông, bạn ạ.
Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp ích cho bạn. Chúc bạn an toàn và sớm có một em bé mạnh khoẻ, đáng yêu!
Tâm sự bạn trẻ
Lượt xem: 3750
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00