Phối hợp thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ cải thiện kinh tế cho người nhiễm HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Sản phẩm của một số tổ hợp tác được các mô hình hỗ trợ vốn được trưng bày bên ngoài Hội thảo.
Ngày 14 tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội, Dự án 'HIV nơi làm việc' do Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) tài trợ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và do Công ty Chemonic International Inc. thực hiện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng (một tổ chức phi chính phủ Việt Nam – gọi tắt là COHED) đồng tổ chức một cuộc hội thảo với tiêu đề 'Các mô hình hỗ trợ cải thiện kinh tế cho những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và những người dễ bị tổn thương'.
Hơn 100 đại biểu đại diện cho nhà tài trợ (USAID/PEPFAR); Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS (UNAIDS) và một số tổ chức quốc tế khác đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam; Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; Lãnh đạo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS một số tỉnh, thành phố, cùng đại diện các tổ chức xã hội Việt Nam, người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS… đã về tham dự hội thảo bổ ích này.
Nhiều ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã làm rõ hơn những thành công và thách thức đối với các mô hình hỗ trợ nói trên; đề xuất các giải pháp từ cơ chế, chính sách cho đến tổ chức thực hiện, đặc biệt là chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS…
Nhìn chung, các đại biểu đều nhất trí cho rằng, những người sống chung, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và những người dễ bị tổn thương đang thực sự có nhu cầu được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ, các mô hình cải thiện kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và các nhu cầu này của họ là chính đáng, cần được đáp ứng. Trên thực tế, hầu hết những người nhiễm HIV/AIDS đang làm việc trong các công ty, xí nghiệp đều được đánh giá tốt, nhiều người còn được vinh danh là lao động giỏi; tuyệt đại đa số người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được vay vốn để phát triển sinh kế đã sản xuất kinh doanh có kết quả, có tích lũy và trả nợ Ngân hàng đúng hạn…
Trên cơ sở thành công ban đầu cũng như những thách thức của các mô hình đã trình bày tại Hội thảo, đặc biệt là khi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế suy giảm, các đại biểu khuyến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ…một số cơ chế, chính sách, biện pháp để đảm bảo tính bền vững và khả năng nhân rộng các mô hình này.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00