Phim về người đồng tính của Philippines tranh giải Oscar Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Bwakaw – tên của bộ phim và cũng là tên của chú chó
Bộ phim đại diện của Philippines tham gia tranh giải Oscar ở hạng mục phim nước ngoài năm nay có tên “Bwakaw”. Phim làm về một người đàn ông đồng tính đã lớn tuổi, có tính cách cục cằn, lập dị sống với một chú chó trung thành. Bộ phim đã trở thành “điểm nhấn” của châu Á tại lễ trao giải Oscar năm nay. “Bwakaw” là một sản phẩm của dòng phim tự do. Tại Philippines, dòng phim tự do thường khai thác khía cạnh đen tối của cuộc sống. Nhưng lần này “Bwakaw” đã đi ngược lại quan niệm thường thấy trong điện ảnh Philippines.
“Bwakaw” khắc hoạ nhân vật chính là ông Rene, 70 tuổi. Cả cuộc đời ông sống cô độc cho tới gần cuối đời ông mới hiểu mình là người đồng tính. Đau đớn, khổ sở và cô đơn, ông chỉ đếm ngày đếm tháng chờ cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Chỉ có con Bwakaw ở bên để giúp ông hiểu thế nào là giá trị của cuộc sống.
Khi lần đầu tiên được công chiếu tại liên hoan phim dành cho phim tự do ở Philippines hồi tháng 7, “Bwakaw” đã đem về giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất và giải diễn viên được yêu thích nhất do khán giả bình chọn cho diễn viên Eddie Garcia của phim.
Phim từng được đem đi công chiếu ở các liên hoan phim (LHP) quốc tế và tạp chí Time đã đưa “Bwakaw” vào danh sách 10 phim đáng xem nhất tại LHP New York diễn ra hồi tháng 9-10 vừa qua.
Trong những năm gần đây, dòng phim tự do của Philippines bắt đầu nổi lên với những tác phẩm đề cập tới những đề tài gai góc mang tính thời sự như nạn tham nhũng, sự nghèo đói hay mâu thuẫn nội tại của xã hội. Tất cả những đề tài này được đưa lên màn ảnh một cách mềm mại và giàu tính nghệ thuật.
Đạo diễn và đồng thời là nhà biên kịch của “Bwakaw”, anh Jun Robles Lana cho biết anh không muốn làm một bộ phim về mặt đen tối của đời sống xã hội Philippines. “Tôi không muốn phim ảnh khiến con người thấy bi quan về cuộc sống hơn nữa. Phim tôi làm ra phải vui vẻ và có ý nghĩa. Người ta đi xem phim để giải trí và tôi muốn duy trì sự hấp dẫn đó của điện ảnh. Với tôi, phim là phải vui.”
Đạo diễn Jun Robles Lana
Bộ phim này đạo diễn Lana làm để dành tặng người thầy đã qua đời của mình – nhà biên kịch Rene Villanueva. Tên của nhân vật chính trong phim cũng được lấy theo tên của người thầy quá cố này. “Tôi viết kịch bản bộ phim này để dành tặng cho thầy mình, vì thế tôi muốn nó phải là món quà cám ơn cuộc đời. Để có thể cân bằng những thái cực trong phim, điều quan trọng là tôi phải lồng được sự hài hước vào trong mạch truyện.”
Đạo diễn Lana năm nay 40 tuổi, anh đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và được biết tới là một đạo diễn “mát tay” trong lĩnh vực sản xuất phim thương mại mang tính giải trí. Vì vậy, Lana đã khá quen với những bộ phim được sản xuất dành cho số đông khán giả. Chính kinh nghiệm sản xuất dòng phim thương mại đã giúp “Bwakaw” vừa có tính nghệ thuật cao vừa dễ xem đối với số đông khán giả.
“Đây là một bộ phim thuộc dòng phim tự do nhưng “cái mũi” của một đạo diễn dòng phim thương mại đã giúp tôi trong quá trình đạo diễn không bị đi vào lối mòn. Tôi làm phim không phải để cho mình tôi xem. Tôi phải nghĩ về khán giả của mình, làm sao để họ thấy vui khi thưởng thức tác phẩm này.”
Trong lịch sử ngành điện ảnh của Philippines, đã từng có hai vị đạo diễn giành được giải đạo diễn xuất sắc tại các LHP quốc tế. Tại LHP Cannes năm 2009, đạo diễn Brillante Mendoza giành giải với bộ phim “Kinatay” (Chặt chém) trong đó khắc hoạ một cô gái bán hoa bị giết chết và sau đó bị… phanh thây bởi một băng nhóm tội phạm. Bộ phim mới nhất của vị đạo diễn này là “Captive” trong đó khắc hoạ nạn bắt cóc con tin của một băng nhóm có vũ trang ở nước này.
Nhà làm phim tự do Pepe Diokno cũng từng giành giải tại LHP Venice năm 2009 với tác phẩm “Engkwentro” (Xung đột), khắc hoạ những băng nhóm tội phạm chuyên đâm thuê chém mướn. Các nhà làm phim khác của Philippines cũng thường chọn những đề tài lớn và gai góc như vậy để khai thác.
Nhưng kỳ thực những phim này lại không phản ánh đúng xã hội Phillippines và “Bwakaw” được cho là một trong những bộ phim hiếm hoi có lăng kính chân thực nhất. Nó cũng là minh chứng cho thấy một vị đạo diễn có thể làm về những đề tài bình dị, không có mại dâm hay giết chóc nhưng vẫn đủ tầm để được khán giả thế giới đón nhận bởi một cốt truyện hay và gây xúc động.
Ông Leo Martinez, Cục trưởng Cục điện ảnh Phillippines nhận định “Bwakaw” có thể sẽ là bộ phim duy nhất không được hỗ trợ về tài chính và không được đầu tư thực hiện chiến dịch quảng cáo nhưng vẫn xuất hiện trong danh sách đề cử sau cùng của giải Oscar. Ông này cho biết để đảm bảo một bộ phim có thể xuất hiện trong danh sách “chốt”, cần phải có một chiến dịch quảng cáo hoành tráng bao gồm việc phát ra khoảng 1.000 đĩa DVD tại giải và đăng những quảng cáo ngốn tiền trên các tạp chí lớn của Mỹ. “Nhưng nếu người ta xem phim của chúng tôi, thì không cần làm những điều này, “Bwakaw” vẫn sẽ là một đối thủ đáng gờm.”
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00