Phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn AIDS Chủ Nhật, 19/01/2014, 00:00
Xử trí triệu chứng và bệnh thường gặp trong giai đoạn AIDS sẽ giúp cho người nhiễm HIV nâng cao chất lượng cuộc sống!
1. Sốt/ đau đầu: Sốt và đau đầu có thể do bị một nhiễm trùng cơ hội, do nhiễm các loại siêu vi trùng thông thường hoặc do cảm cúm.
Cách chăm sóc:
- Mặc quần áo rộng, thoáng mát
- Uống nhiều nước (nước đun sôi, nước hoa quả, nước chín, cháo, súp)
- Dùng khăn thấm nước lạnh rồi lau toàn thân, đặc biệt là nách, khuỷu chân và bẹn
- Uống thuốc hạ sốt, giảm đau : Paracetamol 500mg, 1-2 viên, 4-6 giờ một lần. Một ngày không uống quá 8 viên
Khi nào thì cần đi đến bác sỹ:
- Sốt không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà
- Sốt kèm theo ho và sụt cân
- Sốt kèm theo nôn (ói) vọt, co giật hoặc co cứng, mất tri giác, không tỉnh táo
- Sốt kèm vàng mắt, vàng da hoặc tiêu chảy
- Sốt ở phụ nữ có thai hoặc sản phụ
2. Tiêu chảy: Tiêu chảy có thể do nhiễm trùng từ thức ăn hoặc nước, do nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do quá căng thẳng.
Cách chăm sóc:
Bù lại lượng dịch đã mất do đi ngoài bằng cách uống một hoặc nhiều loại trong các loại dịch sau:
- Nước muối đường: pha 2 thìa (muỗng) đường và 1/2 thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi
- Pha một gói oresol (ORS) trong 1 lít nước đã đun sôi
- Nước cháo pha muối (1/2 thìa muối trong khoảng 1 lít nước cháo)
Uống dung dịch đó thay cho nước một cách thường xuyên hoặc uống 200ml sau mỗi lần đi ngoài (trẻ em uống 50-100ml mỗi lần)
Chế độ ăn:
- Ăn thức ăn mềm, nấu chín và sạch như cháo hoặc canh hoặc cơm nát (ướt). Tránh các loại thức ăn cứng, dai hoặc quá ngọt, quá cay, quá béo hoặc khó tiêu.
- Nếu tiêu chảy có kèm theo đau bụng thì giảm đau bằng cách dùng một tấm chườm ấm hoặc một chai nước nóng cuốn trong một khăn khô để chườm bụng.
Khi nào cần đến bác sỹ?
- Điều trị tại nhà mà các triệu chứng không đỡ
- Có sốt
- Tiêu chảy ra nước liên tục
- Phân có lẫn máu hoặc nhầy mùi, kèm theo đau bụng
- Quá yếu
- Nôn hoặc buồn nôn hoặc không thể ăn uống
- Đau bụng dữ dội
3. Một số triệu chứng ngoài da: Người nhiễm HIV thường có triệu chứng ngoài da như phát ban ngứa, da khô, loét, vết thương chậm lành... Các triệu chứng này thường là mãn tính và rất khó điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng và xử trí để giảm bớt sự khó chịu. Nguyên nhân của các triệu chứng này có thể là do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc vi rút, do phản ứng thuốc hoặc do nằm lâu.
Da khô hoặc ngứa :
- Làm mát da để giảm ngứa (đắp khăn sạch ướt)
- Tránh để khô da (bôi kem dưỡng da, vaseline...)
- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng hoặc bột giặt
- Cố gắng hạn chế gãi
- Cắt móng tay ngắn và giữ cho tay luôn sạch để tránh gây nhiễm trùng da khi gãi
- Tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn trong khoảng nửa tiếng để làm giảm các nốt ban ở tay và chân
Vết thương chưa nhiễm trùng (chưa có biểu hiện sưng tấy hoặc có mủ):
- Hàng ngày rửa bằng nước muối pha loãng
- Dùng miếng gạc sạch băng hờ lên vết thương để tránh bị nhiễm vi trùng trong không khí và phòng lây lan khi tiếp xúc với người khác
- Nếu vết thương ở chân: tránh đứng ngồi lâu ở một tư thế, nên thỉnh thoảng để chân cao
- Đắp gạc tẩm nước muối ấm mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 20 phút
Khi nào cần đến bác sỹ?
- Nếu vùng da bị thương hoặc da xung quanh đỏ, sưng lên và bệnh nhân bị sốt
- Khi có nhiều vết thương hoặc nhiều ổ áp-xe
- Nếu vùng da bị thương có mùi khó chịu, chảy máu hoặc chuyển sang màu đen
- Nếu vết thương rất đau
- Nếu bị thương ở mặt
- Nếu vết ban xuất hiện dọc theo chân, tay hoặc trên mặt sau khi dùng thuốc
4. Một số triệu chứng ở miệng
Các triệu chứng thường gặp ở miệng là đau, ăn nhai, nuốt khó khăn. Trong miệng hoặc họng có thể có các vết thương, mụn rộp hoặc vết loét
Cách chăm sóc:
- Ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn cay hoặc quá nóng
- Nếu miệng bị đau, loét nhiều có thể ngâm nước đá lạnh để giảm đau
- Luôn giữ cho miệng sach để tránh bội nhiễm
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều rau, ngũ cốc ví dụ như vừng, quả đậu, gạo lức... và tỏi
Khi nào cần đến bác sỹ?
- Bị đau dữ dội
- Không nuốt được
- Có cảm giác bỏng rát, đau sau xương ức là có thể bị nấm, thực quản, cần được điều trị bằng thuốc chống nấm
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
Các tin khác
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Thứ Sáu, 17/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (tiếp) Thứ Năm, 16/01/2014, 00:00
- Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00
- Các biện pháp phòng nhiễm HIV Thứ Hai, 13/01/2014, 00:00
- Khả năng lây nhiễm khác Chủ Nhật, 12/01/2014, 00:00
- Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Thứ Sáu, 10/01/2014, 00:00