Giao diện tiếp cận

Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (Sửa đổi) sẽ được trình Chính phủ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Đã 9 năm trôi qua kể từ khi Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS được ban hành. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đại dịch HIV/AIDS cũng có những diễn biến mới phức tạp dẫn đến nhiều quy định của pháp lệnh không còn phù hợp, cần được bổ sung hoặc ban hành mới.

Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận (năm 1989) đến nay, nhận thức của cộng đồng về đại dịch đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt là nhận thức của các cấp lãnh đạo và bản thân những người có HIV. Nếu như trong thời gian trước, người có HIV thường được gọi bằng các danh tính như người nhiễm HIV, đối tượng nhiễm HIV/AIDS... thì nay danh tính ấy cần được đổi lại bằng cách gọi ít mang tính kỳ thị hơn, nhiều ý kiến cho rằng nên thay bằng “người có HIV”.

Khi nhận thức về HIV/AIDS cao hơn, vấn đề quyền của người có HIV cũng như trách nhiệm của xã hội với cộng đồng này càng hay được nhắc đến. Những vấn đề như chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV được đòi hỏi bổ sung cụ thể hơn nữa. Người có HIV nếu bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cho thôi việc hoặc từ chối khám chữa bệnh sẽ phải khiếu nại ở cơ quan tổ chức nào - đó là câu hỏi mà một người có HIV đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ đặt ra. Câu chuyện về sự nhầm lẫn ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) vẫn còn nóng hổi tính thời sự và vấn đề quy định labô nào được phép công bố kết quả xét nghiệm HIV đang được đề cập tới.

Pháp lệnh (sửa đổi) cần bổ sung thêm cả vấn đề giữ bí mật thông tin cho người xét nghiệm HIV, trong trường hợp thông tin bị lộ thì cũng cần có quy định xử phạt cụ thể. Nếu Pháp lệnh đã “bảo đảm” quyền của người nhiễm HIV/AIDS thì cũng có nghĩa là sẽ cần áp dụng chế tài xử phạt đối với những người hay cơ quan vi phạm các quyền này. Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, cũng cần bổ sung thêm khoản nghiêm cấm người có HIV dựa vào bệnh của mình để đe dọa người khác.

Những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ và người dân như đề nghị hợp pháp hóa việc cung cấp bơm kim tiêm sạch (BKTS) và bao cao su (BCS) trong các hoạt động liên quan đến tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, vấn đề thuốc điều trị cho người có HIV/AIDS cũng cần đưa vào Pháp lệnh (sửa đổi).

Theo đề xuất của ban soạn thảo dự thảo Pháp lệnh, các vấn đề mà Pháp lệnh hiện hành quy định cần được loại bỏ bao gồm vấn đề về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS khi khám sức khỏe định kỳ, quy định khai báo tình trạng nhiễm HIV/AIDS của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho người trực tiếp quản lý chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, quy định về ngành nghề người nhiễm HIV/AIDS không được làm, vấn đề quản lý nhà nước về công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS, khen thưởng và xử lý vi phạm.

Một số vấn đề được kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV; vấn đề xét nghiệm bắt buộc; xét nghiệm tự nguyện; an toàn truyền máu; vấn đề vô khuẩn, phòng, chống lây chéo HIV trong cơ sở y tế; vấn đề quản lý, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống AIDS...

Trong dự thảo Pháp lệnh (sửa đổi) sẽ có thêm một số những quy định mới như quy định về vấn đề trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi; vấn đề tiếp cận thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, về chế độ cho người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; về nghiên cứu khoa học và đạo đức trong nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm chẩn đoán HIV, thuốc điều trị HIV/AIDS; vấn đề tạm đình chỉ chấp hành phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; phòng chống HIV/AIDS trong các nhóm dân cư di biến động; vấn đề quỹ phòng chống HIV/AIDS.

Dự án Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (sửa đổi) đang được Bộ y tế tiến hành và sẽ được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2004 và đầu năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét để ban hành Pháp lệnh này. Việc trưng cầu ý kiến của các bộ, ban ngành, các cấp cũng như ý kiến của những người có HIV là rất cần thiết để Pháp lệnh mới đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

BTS
Theo báo Sức khoẻ&Đời sống

Lượt xem: 861

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 5
Lượt truy cập: 36429268

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik