Ph? n? châu Á: H?c v?n và tài Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

hình minh hoạ
Nữ diễn viên Elizabeth Hurley đã không khỏi ngạc nhiên trong hôn lễ của mình khi biết được (theo thống kê của Liên Hiệp Quốc) châu Á, quê hương của người chồng Ấn Độ, có độ tuổi lập gia đình từ 18-28. Trong khi đó so sánh với độ tuổi trung bình tại châu Âu là khoảng giữa 25-30, còn tại Mỹ là 26.
Văn hóa truyền thống cùng với quyền lực gia đình mà người cha (tuy vẫn được xem là cả cha lẫn mẹ) là đại diện đã bao trùm ảnh hưởng lên nhiều quy tắc xã hội của khu vực này, nơi người phụ nữ buộc phải lập gia đình ngay khi họ đến tuổi đôi mươi. Câu hỏi “Khi nào lập gia đình đấy?” là thường xuyên không tránh khỏi khi trình độ văn hóa của người phụ nữ ấy ở mức thấp và thu nhập của gia đình sa sút, các nhà nghiên cứu xã hội cho biết.
Quê hương Ấn Độ của doanh nhân nổi tiếng Arun Nayar là quốc gia mà phần đông phụ nữ lập gia đình trong những năm đầu của tuổi 20, nếu không muốn nói là trước đó nữa. Các quốc gia như Pakistan và Afghanistan cũng không khác mấy.
“Có một câu nói ở Java rằng phụ nữ có “một thời hạn sử dụng” mà thôi và cần phải kết hôn trước khi “out of date (quá hạn)”, Mita Valina Liem, một giáo viên 28 tuổi, vẫn còn độc thân người Indonesia nói.
Với một quốc gia có phần lớn dân số theo đạo Hồi như Indonesia, nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy hết sức lo lắng nếu con gái đã 25 tuổi rồi mà vẫn còn độc thân. Bước qua tuổi 35 thì thường coi như chẳng còn hy vọng gì nữa.
Sang Việt Nam, quốc gia có nền tảng truyền thống gia đình vững chắc, nhiều cô gái thành thị có dự định kết hôn vào tuổi 25 sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu ở vùng ngoại thành thì số năm chờ đợi ấy sẽ càng bị “ăn bớt” đi nhiều hơn.
"Có quá nhiều vui thú trong cuộc sống ngày nay, tỉ như theo đuổi một nghề nghiệp mơ ước, ngoài việc phải chăm sóc cho gia đình của bạn", một chuyên viên 28 tuổi của một công ty đầu tư ở Hà Nội nói.
“Nhưng buồn thay, ở Việt Nam chúng tôi vẫn khó mà đạt được cả hai trọn vẹn, thường thì chỉ có thể chọn một mà thôi”, một phụ nữ không muốn bị nêu tên thổ lộ. “Tôi thích ý tưởng có con nhưng không có chồng, nhưng cha mẹ tôi lại không chấp nhận điều ấy, thế là tôi phải kiếm cho mình người sẽ làm cha của con tôi”.
Tuy vậy, ở châu Á cũng như những phần khác của thế giới, sự thịnh vượng về mặt kinh tế sẽ giúp làm giảm gánh nặng (gia đình).
Singapore chẳng hạn, một đất nước hiện đại và có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, một lối sống say mê, sôi nổi với cuộc đời đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều phụ nữ lập gia đình muộn. Lo lắng trước việc giảm tỉ lệ sinh ấy, chính phủ đã đưa ra mức thưởng cho những cặp nào có con.
Đây cũng là tình hình ghi nhận được khi đi xa hơn về phía Bắc, đặc biệt là ở Nhật, nơi những người phụ nữ chưa lập gia đình mà quá tuổi 25 thường được gọi là “bánh Giáng sinh (Christmas cake)” do những vui thú họ có thể hưởng trong quá khứ, cũng như kem và mứt dâu thường thấy trong suốt mùa lễ hội.
Ngày nay, phụ nữ Nhật càng “nâng giá” hơn. Tuổi trung bình để kết hôn lần đầu tăng từ khoảng 26 vào năm 1992 lên khoảng 30 vào năm 2005.
Phụ nữ Hàn Quốc thì thậm chí uể oải hơn. Đàn ông nước này cho rằng tuổi thích hợp để phụ nữ lập gia đình là trước 30 một tí, song phái đẹp lại bảo cho thêm khoảng 2 năm bay nhảy nữa đã, tức trong tầm 31. Và “giá trần” là trong khoảng 37.
Lee Mi-kyong, tư vấn viên của dịch vụ làm mai DUO Marriage Information nói thậm chí phụ nữ ở lứa băm này vẫn thấy kém hào hứng lập gia đình khi mà tài chính của họ quá vững mạnh.
“Chúng tôi xem những người phụ nữ lớn tuổi mà còn độc thân như là những “Cô gái vàng” ngày nay, nghĩa là họ là những người rất tự chủ và hoàn toàn độc lập”, cô cho biết khi nói về những phụ nữ ở độ tuổi 33 và hơn nữa. “Bên cạnh đó các phương tiện truyền thông đại chúng cũng góp phần tô điểm hình tượng người phụ nữ độc lập, vững vàng về mọi mặt”, cô nói thêm.
Nhưng dù có ở đây chăng nữa thì khuôn mẫu “gái già” vẫn còn hiện diện và có chỗ đứng tốt. Nhiều phụ nữ độc thân ở Hàn Quốc ở bất kỳ độ tuổi nào cũng thường cảm thấy sợ hãi trước việc tụ họp gia đình lại, vì lúc này chủ đề chính để bàn tán là tình trạng hôn nhân của họ.
Bùi Nguyễn Quý Anh (Reuters)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00