Giao diện tiếp cận

Những nàng dâu... ''quê'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Những nàng dâu... ''quê''

Hình minh hoạ

Họ là những người con gái xuất thân từ các vùng quê khác nhau. Và với nhiều lý do, họ đã trở thành những nàng dâu, những người vợ hiền nơi mảnh đất thủ đô phồn hoa đô hội. Nhưng dù có đảm đương công việc gì, sống ở địa bàn nào…, thì họ vẫn cứ bị gán cái mác là dân ''quê''.  Những nàng dâu ấy đâu phải là những cánh bèo trôi xa đâu ấm đấy như người đời vẫn thường ví von.

Nhớ lại lần đầu tiên được người yêu là người thành phố đưa về ra mắt gia đình, Thu Ngọc đã cảm nhận được sự ghẻ lạnh trong ánh mắt của mẹ chồng tương lai. Dưới góc độ của bà thì Ngọc chỉ là một cô gái tỉnh lẻ, xinh xắn theo kiểu "dở quê dở tỉnh" và thua kém con trai bà về mọi mặt. Và giờ đây, khi đã về làm dâu trong ngôi nhà 4 tầng, tiện nghi tối tân ngay giữa trung tâm thành phố nhưng cuộc sống của chị lúc nào cũng nặng nề, luôn trong tư thế sẵn sàng ra đi...
 
Dù sinh ra trong một gia đình tử tế, học hành đến nơi đến chốn, công việc có thu nhập cao, được nhiều người trong xã hội tôn trọng, song làm dâu trong gia đình thuộc hàng "giàu có nhất nhì Hà Nội", nhưng chưa khi nào Ngọc thoát ra khỏi sự kỳ thị về "dở quê dở tỉnh" - cách mà mẹ chồng chị vẫn hay thường dùng. Cho đến tận bây giờ, chị vẫn nhớ như in từng sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời mình, đó là cuộc hôn nhân không lễ ăn hỏi vì mẹ chồng ngại đường xa không tổ chức, trong khi đó chính bà đã nhờ anh lái xe chở đến một ngôi chùa gần gia đình thông gia để làm từ thiện trong tháng đó tới 4 lần. Đó là đám cưới chị vào năm 2003 tại khách sạn Melia không có sự xuất hiện của cô dâu, mà thay vào đó là chú rể cùng vợ chồng của em chú rể đi tiếp khách vì mẹ chồng xấu hổ muốn giấu nhẹm cô nàng dâu "quê mùa". Và những ngày tháng tiếp theo là sự ghẻ lạnh, kỳ thị trong từng cử chỉ, từng ánh mắt của người phụ nữ có quyền thế mà chị càng muốn xích lại cho phải đạo làm dâu thì bà lại càng đẩy ra xa, ngay cả khi sợi dây vô hình là cô con gái đầu lòng của chị ra đời. Cuộc sống ngày càng chất chồng bao sức ép, mặc dù chị vẫn một mình nuôi cả chồng, cả con vì chồng chị làm ra bao nhiêu lại tiêu hết bấy nhiêu do chỉ quen sống dư dả.
 
Tư tưởng phân biệt dâu “quê” tồn tại trong rất nhiều gia đình thành phố có lối sống, cách nhìn hạn hẹp có phần hơi coi nhẹ những người ở nông thôn. Nhiều gia đình có con cưới vợ là người quê nhưng dù bằng mặt mà chẳng bằng lòng. Chị Hoàng Yến (Hai Bà Trưng) vẫn còn nhớ như in những lời của họ hàng bên chồng, hàng xóm gần đó bàn luận về cô dâu vốn xuất thân từ Thanh Hoá.  Học hết lớp 12, ra Hà Nội mưu sinh chỉ với nghề thợ may làm vốn để mong muốn được thoát nghèo. Suốt cả ngày chỉ thấy cặm cụi đo đo cắt cắt, nhờ chăm chỉ lại chịu khó học hỏi sáng tạo nhiều mẫu mới lạ nên chẳng mấy cửa hàng của Yến được rất đông khách tìm đến. Mải làm chẳng có cả thời gian mà nghĩ đến yêu, và thấm thoát cô cũng đã 29 tuổi. Tùng (anh hàng xóm) vốn là một kỹ sư của một công ty xây dựng có tiếng ở Hà Nội. Ham làm hơn ham chơi vì thế mà chỉ đến khi gia đình giục cưới, anh mới chợt ngừng nghĩ đến công việc và bắt đầu muốn xây dựng gia đình cũng để cho “các cụ nhà yên lòng”. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chính sự ngoan hiền, chịu khó của cô thợ may hàng xóm mỗi lần anh đi làm qua, khiến anh thêm cảm mến. Ban đầu chỉ là vài 3 câu chuyện hàng xóm thân tình hỏi han, rồi tình yêu của họ đến từ lúc nào và một đám cưới chỉ sau 5 tháng. Nhà Tùng có một siêu thị đồ nội thất do mẹ chồng đứng ra thành lập và sau những ngày cưới, Yến được phân nhiệm vụ cùng mẹ cai quản. Vốn chỉ quen với kim,chỉ nay phải làm một công việc kinh doanh nên với Yến quả là khó khăn. Từ việc tính toán, tìm đối tác kinh doanh, tính doanh thu. Do tính toán chậm, mẹ chồng nhiều khi không tiếc lời buông ra những câu mát mẻ: “Con chăm chỉ là tốt, nhưng gì cũng phải có cái đầu. Chỉ có ở quê mới cần những công việc chân tay nhiều thôi”. Hàng xóm xung quanh ai gặp cô cũng buông câu: “Số cháu thế lấy chồng muộn thế mà sướng, làm dâu nhà ấy như chuột sa chĩnh gạo"... mà đâu biết cô cũng phải cắn răng sống cảnh phân biệt dâu quê. Buồn nhất là có một số người họ hàng nhà chồng cũng là người có máu mặt ở thành phố nhưng coi khinh người nhà quê. Nhìn cháu dâu lơ ngơ ngồi Ỏmổ còÕ máy tính, họ dè bỉu “Thằng Tùng công ăn việc làm, nhà cửa đàng hoàng tử tế. Gái thành phố đầy mà nó không ưng, lấy cái đứa ở quê ra vừa  nhiều tuổi lại chẳng có trình độ gì,  cái Yến may mà  lấy được thằng Tùng, không thì có mà ế...”.

Sự phân biệt nhạy cảm giữa nông thôn và thành thị, tách bạch quá mức ranh giới giữa "quê" và tỉnh" đôi khi là rào cản lớn, gây nên những bất hòa, thậm chí rạn nứt, đổ vỡ trong nhiều gia đình thành phố hiện nay không phải là chuyện hiếm. Không quá bi đát như trên, song  chị Thanh, phường Yên Hòa, Cầu Giấy thường xuyên bị mẹ chồng, vốn cũng là dân nông thôn chính hiệu chê bôi: "Dân nhà quê mấy ai được học hành đến nơi đến chốn...". Trong khi thực tế chị có tấm bằng đại học, công việc đàng hoàng. Từ những hậm hực với mẹ chồng nên đã nhiều lần chị Thanh trút cả lên chồng. Kế thúc mọi cuộc cãi vã, bao giờ chị cũng tuyên bố xanh rờn: ly hôn. Người chồng tội nghiệp chỉ biết làm nguôi ngoai cơn nóng giận của vợ bằng cách an ủi rằng mẹ anh nói vậy chứ không có ác ý gì. Nhưng không hiểu với tính khí nóng như lửa và khả năng kém chịu đựng của chị Thanh, những cuộc cãi vã liệu có đi đến kết thúc cuối cùng như chị tuyên bố?
 
Không ai có thể phủ nhận vai trò những người ngoại tỉnh đang góp phần tạo nên diện mặt của Thủ đô hôm nay. Song sự phân biệt quá đáng của một số ít người đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ, nhất là những người phụ nữ đã về làm dâu trong các gia đình thành phố. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu. Không thể đánh giá bản chất con người chỉ vì nơi họ sinh ra nhất là chỉ vì họ không phải người Hà Nội gốc.

Tố Quyên

Lượt xem: 582

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 39
Lượt truy cập: 36483586

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik