Những thay đổi ở bạn gái khi nhiễm HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cơ thể người nhiễm HIV sẽ thay đổi như thế nào?
tamsubantre.org - Khi bạn gái nhiễm HIV, chuyện gì sẽ xảy ra với cơ quan sinh sản hay đời sống tình dục. Chẳng phải ai cũng hiểu được điều này đâu nhé!
Tăng viêm nhiễm cơ quan sinh sản
Do hệ miễn dịch bị suy giảm, ở những bạn gái bị nhiễm HIV, khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản thường rất cao. Các bệnh như nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm đường tiết niệu... nếu mắc phải sẽ khó có điều trị dứt điểm. Thông thường, bệnh chỉ thuyên giảm trong một thời gian, sau đó sẽ tái nhiễm nếu sức khỏe có dấu hiệu đi xuống.
Ở những người nhiễm HIV, các triệu chứng của viêm nhiễm cơ quan sinh sản thường có biểu hiện khó chịu hơn so với người bình thường. Nó sẽ gây ngứa dữ dội, đau rát ở âm đạo và ra nhiều khí hư... Do vậy, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở cơ quan sinh dục, bạn cần đi khám ngay lập tức. Không giống như những phụ nữ khác, sự chậm trễ trong điều trị, dù chỉ một vài ngày cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.
Vì khả năng viêm nhiễm cơ quan sinh sản ở những bạn gái có H là rất cao, nên vấn đề vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục là rất cần thiết. Thêm vào đó, mỗi khi quan hệ tình dục, bạn cũng cần sử dụng bao cao su, ngay cả với những người cũng nhiễm HIV như mình. Việc này giúp bạn vừa tránh bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vừa hạn chế khả năng bội nhiễm chủng HIV cho bạn.
Nhu cầu tình dục suy giảm
Nhu cầu tình dục của người có H có thể sẽ bị suy giảm
Ngày nay, nhiều người có H đã tìm lại được hứng thú trong đời sống tình dục bằng cách rèn luyện, nâng cao sức khỏe thể chất, cũng như có một suy nghĩ lạc quan, tươi vui về cuộc sống. Do đó, nếu bạn thực sự muốn cải thiện đời sống gối chăn, đó hoàn toàn là điều có thể.
Nguyệt san rối loạn
Cũng giống như nhiều mầm bệnh khác, khi “lọt” vào cơ thể bạn gái, virut HIV sẽ làm nội tiết tố biến đổi. Đó là lý do vì sao, ở những người có H, nguyệt san thường rối loạn. Ở một số người, chu kì kinh nguyệt lại “lặn mất tăm”. Với một số khác, “đèn đỏ” kéo dài dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Những hiện tượng này đều bình thường, nhưng nếu bạn thấy tình trạng ra máu kéo dài quá lâu, hoặc quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, cần đến bác sĩ ngay lập tức. Tất nhiên, để việc thăm khám có kết quả tốt nhất, bạn cần thành thật với bác sĩ về tình trạng của mình, tránh chỉ “khai báo” chung chung là kinh nguyệt đang gặp trục trặc mà không đề cập đến chuyện mình là người có H.
Hương Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00