Những chất khiến “oxy hóa” tình cảm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
1. Thái độ kiểm soát: Phần lớn mọi người khi bước chân vào một mối quan hệ thường sợ bị bỏ rơi, lừa dối và vì vậy dẫn đến việc tìm cách kiểm soát bằng nhiều hình thức. Hai “phong cách” chính của việc kiểm soát: công khai không úp mở và che đậy.
a. Kiểm soát công khai bao gồm các dạng tấn công sau: la lối giận dữ trước các hành động hay lời nói mang tính khả nghi (phần nhiều là suy nghĩ chủ quan), phán xét cáu bẳn một chiều, nhiều khi có những hành động bạo lực.
b. Kiểm soát không công khai: than trách, giận dỗi, rút lui và phòng thủ, lý giải, nói dối và phủ nhận (những hành động hay việc làm dựng lên để kiểm soát).
2. Kháng cự: Đối ngược với kiểm soát chính là sự phản kháng lại. Có thể nhận thấy một số nét chính sau: rút lui, quăng “cục lơ” ra, tình cảm lạnh đi, hay quên và chần chừ mỗi khi nhắc đến các quyết định quan trọng mà cả hai cùng tham gia. Những cặp nào lâm vào cảnh trên sẽ chỉ tìm thấy chán nản, mệt mỏi và rồi căm phẫn lẫn nhau.
3. Ỷ lại và ra ơn: Có thể thấy thế này, “tôi xinh đẹp, tôi đài các, kiêu sa hoặc tôi có học thức cao; và một khi anh quen tôi thì anh phải có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của tôi, vì bên tôi, giá trị của anh đã được tăng thêm bội phần"... Thật sai lầm khi một mối quan hệ nghiêm túc lại được đánh giá trên những tiêu chí như vậy. Không sớm thì muộn, các “nô lệ” cũng tìm được cách vùng lên, và để lại hậu quả nghiêm trọng cho những “nữ hoàng” ngày nào.
4. Tư tưởng chủ quan, thống trị: Mọi việc chỉ xuất phát từ một hướng (gần tương tự câu trên). Ví dụ, cảm thấy khó chịu, tự ái trước sự rút lui hay chần chừ của người bạn đời nhưng không nhận ra các hành động kiểm soát của bản thân mình đã gây nên phản ứng tiêu cực; hay để ý và “đếm” từng cơn giận của bạn đời mà không hề nghĩ rằng chính vì thói quen càm ràm, than thân trách phận qua những sự việc phóng đại bởi chính bản thân của mình đã gây ra...
Sau cùng, chỉ nghĩ đến một việc duy nhất là tìm cách “cải tạo” người bạn đời của mình mà quên đi chính bản chất thật của vấn đề ở đây là nhượng bộ, mỗi bên tự nhìn lại mình rồi tìm giải pháp trung hòa.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00