Nhóm nhà khoa học tình cờ tìm ra vũ khí bí mật tiêu diệt HIV Thứ Sáu, 25/10/2019, 09:38
Ảnh minh họa (Internet)
Một nhóm nhà khoa học đa quốc gia đã tìm ra một phát hiện đầy sửng sốt, có thể thay đổi cuộc đời của hàng chục triệu người nhiễm virus HIV.
Việc xác định được một cơ chế có thể vô hiệu hóa virus HIV này hoàn toàn được phát hiện một cách tình cờ.
Kênh truyền hình RT đưa tin ban đầu nhóm nhà khoa học người Nga, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ và Phần Lan đang phát triển các nguyên tử khác vòng polysulfur để điều trị tế bào ung thư. Sau đó, họ bất ngờ phát hiện tác dụng của cơ chế này thậm chí còn lớn hơn cả dự đoán.
Thông báo của trường Đại học bang South Ural cho hay phát hiện trên có thể mở ra đường cho một loạt thuốc kháng virus mới, có khả năng chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV.
“Tầm quan trọng của nghiên cứu trên chính là việc những loại thuốc giống nhau có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau (ví dụ ung thư, HIV)”, ông Oleg Rakitin, Tiến sĩ Hóa học tại trường đại học trên cho biết.
Theo đó, cơ chế tiêu diệt HIV về cơ bản là tách nguyên tử kẽm khỏi các phân tử virus HIV, khiến chúng không thể hoạt động nữa. Qua nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra các loại thuốc có tiềm năng chống virus mạnh mà không “đầu độc” các tế bào gốc khỏe mạnh, làm giảm tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nhiễm virus HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, khiến người bệnh trở nên dễ mắc ung thư và nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tử vong dễ dàng.
Theo thống kê mới nhất, có 37.9 triệu người nhiễm AIDS trên toàn thế giới năm 2018. Khoảng 23,3 triệu người được điều trị bằng liệu pháp kháng virus. Số ca mắc HIV mới đã giảm 40% kể từ trận đại dịch năm 1997.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Siêu kháng thể mới diệt 99% HIV Thứ Sáu, 18/10/2019, 11:07
- California cho phép bán thuốc dự phòng HIV không cần đơn Thứ Sáu, 18/10/2019, 09:45
- HIV và phụ nữ mang thai Thứ Năm, 17/10/2019, 19:00
- Tăng cường công tác giám sát HIV/AIDS và chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV Thứ Sáu, 11/10/2019, 09:29
- Uống ly trà lẫn băng keo y tế đã qua sử dụng có sợ lây nhiễm HIV? BS chuyên khoa lên tiếng Thứ Sáu, 04/10/2019, 11:03
- Sống cùng chồng bị HIV vẫn không lây nhiễm Thứ Sáu, 04/10/2019, 09:36
- Bắt con nghiện nhiễm HIV, 5 công an Đà Nẵng phải đi kiểm tra phơi nhiễm Thứ Sáu, 27/09/2019, 10:38
- Nổ khí ga tại phòng thí nghiệm lưu trữ virus bệnh đậu mùa, Ebola và HIV khiến người dân Nga hoảng loạn Thứ Sáu, 20/09/2019, 10:53
- Hướng dẫn chuyển tuyến khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV Thứ Sáu, 20/09/2019, 10:20
- Dẫm vào bơm kim tiêm có bị HIV không? Thứ Năm, 19/09/2019, 20:00
- Một bệnh nhân ung thư nhiễm HIV ở Trung Quốc được điều trị bằng tế bào gốc chỉnh sửa gen Thứ Sáu, 13/09/2019, 11:30
- Tình cờ phát hiện cơ chế vô hiệu hóa HIV Thứ Sáu, 13/09/2019, 09:00