Nhiễm trùng bàng quang và thận ở phụ nữ sau sinh con Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
Nếu bạn gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con, thì đây có thể là dấu hiệu của triệu chứng sau sinh mà nhiều bà mẹ mới sinh khác cũng mắc phải, đó là nhiễm trùng đường tiểu sau sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị nhiễm trùng đường tiểu và nguy cơ nhiễm trùng sau sinh như thế nào?
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh là gì?
Niệu đạo ở nữa ngắn hơn (4 cm) ở nữ so với nam (20 cm) nên khiến vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm từ niệu đạo lan tới bàng quang và thận. Do đó, nhiễm trùng đường tiết niệu (tên tiếng anh là Urinary tract infection) phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, việc mang thai khiến phụ nữ càng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiết niệu của bạn thông qua niệu đạo và gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển đến thận dẫn đến nhiễm trùng thận.
Các cơ sàn chậu giúp giữ niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài. Trong quá trình chuyển dạ, các cơ này hoạt động quá mức cùng với các dây chằng, dây thần kinh và cơ của bụng dưới. Sự hao mòn quá mức trong quá trình sinh nở có thể dẫn đến chấn thương hoặc chấn thương cho cơ và dây chằng này. Sau đó, phụ nữ có thể không thực hiện được các chức năng đi tiểu của mình như trước khi chuyển dạ. Mang thai cũng có thể làm cho bàng quang mất trương lực cơ khiến phụ nữ khó có thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Điều này khiến nước tiểu dễ bị trào ngược lên niệu quản. Nước tiểu lưu lại trong đường tiết niệu càng lâu thì khả năng vi khuẩn sinh sôi càng cao và do đó, khả năng bị nhiễm trùng càng cao.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang và thận sau sinh?
Nhiễm trùng bàng quang và thường xuyên thận gây đau hoặc đi tiểu thường xuyên. Thận và một số bệnh nhiễm trùng bàng quang gây sốt. Nhiễm trùng thận có thể gây đau ở lưng dưới hoặc bên hông và cảm giác khó chịu hoặc ốm yếu.
Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như
- Muốn đi tiểu nhưng chỉ đi được rất ít
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Nước tiểu có mùi khó chịu (mùi hôi)
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh mổ hay sinh thường, bà mẹ cần phải đi tiểu trong vòng sáu đến tám giờ sau khi sinh. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương và chảy máu nào có thể xảy ra khi bàng quang của bạn quá đầy.
Sau khi sinh, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh có thể thực hiện đo lượng nước tiểu mà bạn đã đi hoặc kiểm tra bàng quang của bạn xem có căng tức không. Nếu bàng quang của bạn không hợp tác sau khi sinh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện đặt một ống thông để dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nếu bạn vẫn khó đi tiểu sau vài ngày sau khi sinh con, thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngay cả sau khi về nhà, hãy chú ý đến các triệu chứng bất thường. Nếu bạn cảm thấy đau khi đi tiểu ngay cả khi vết mổ và vết rách tầng sinh môn đã bắt đầu lành, hay nếu bạn cảm thấy muốn đi tiểu nhưng chỉ đi được một lượng nhỏ nước tiểu hoặc nếu bạn đang sốt, thì hãy hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế càng sớm càng tốt.
3. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng bàng quang và thận sau sinh
Chẩn đoán nhiễm trùng bàng quang và thận sau sinh
Việc chẩn đoán nhiễm trùng bàng quang và thận thường được dựa trên việc kiểm tra và phân tích mẫu nước tiểu. Trong một số trường hợp, người bệnh nhiễm trùng thận và nhiễm trùng bàng quang, mẫu nước tiểu có thể được nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
Điều trị nhiễm trùng bàng quang và thận sau sinh
Thông thường, phụ nữ được tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch đối với nhiễm trùng thận hoặc qua đường uống đối với nhiễm trùng bàng quang.
Nếu không có bằng chứng cho thấy nhiễm trùng bàng quang đã lan đến thận, có thể chỉ dùng thuốc kháng sinh trong vài ngày. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng thận, thuốc kháng sinh (chẳng hạn như ceftriaxone hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin) được tiêm cho người bệnh cho đến khi hết sốt trong 48 giờ. Thông thường, thuốc kháng sinh sau đó được dùng bằng đường uống trong 7 đến 14 ngày tiếp theo. Sau khi có kết quả nuôi cấy, kháng sinh đang sử dụng có thể được sang loại thuốc kháng sinh khác có hiệu quả hơn đối với vi khuẩn hiện đang mắc phải.
Người bệnh thường được khuyên uống nhiều nước giúp thận hoạt động tốt và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Sau đó, một mẫu nước tiểu khác được nuôi cấy từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh để xác định rằng nhiễm trùng đã được chữa khỏi hay chưa.
4. Phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang và thận sau sinh
- Uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết
- Uống nước ép nam việt quất (cranberry juice). Nước ép được khoa học chứng minh là có thể điều trị cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách ngăn chặn các sinh vật gây bệnh bám vào thành niệu đạo.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Nhóm thực phẩm này làm cho nước tiểu có tính axit hơn và giúp cơ thể tiêu diệt và giảm số lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu trong hệ tiết niệu.
- Thực hành tốt vệ sinh tốt. Tránh dùng tampons và thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày hành kinh.
- Tránh sử dụng các sản phẩm, kem hoặc gel có mùi thơm xung quanh bộ phận sinh dục vì chúng có thể làm tăng rất nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mặc quần áo rộng rãi để bộ phận sinh dục luôn khô thoáng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Hãy thận trọng trong khi quan hệ tình dục. Đi tiểu sớm sau khi quan hệ tình dục để tống các sinh vật có thể đã lọt vào niệu đạo. Ngoài ra, rửa sạch vùng kín bằng nước sau khi giao hợp.
Nguồn tham khảo: msdmanuals.com; whattoexpect.com; medscape.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không? Thứ Hai, 04/09/2023, 15:00
- Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00
- Sinh mổ lần 2 có đau hơn không? Cần lưu ý điều gì? Thứ Hai, 04/09/2023, 10:00
- Cần chuẩn bị gì để làm mẹ đơn thân trong xã hội hiện đại? Thứ Năm, 31/08/2023, 15:00
- Ý nghĩa của các loài hoa trong tình yêu và cuộc sống Thứ Năm, 31/08/2023, 15:00
- Cha mẹ đơn thân: Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình Thứ Năm, 31/08/2023, 14:00
- 9 bước để chấm dứt lo lắng mãn tính Thứ Năm, 31/08/2023, 14:00
- Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân của trầm cảm sau sinh Thứ Năm, 31/08/2023, 13:00
- Những điều cần chuẩn bị khi làm mẹ đơn thân Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Kỷ tử táo đỏ có tác dụng gì? Các lợi ích đáng kinh ngạc của kỷ tử và táo đỏ Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00