Người phụ nữ 30 tuổi tự hết virus HIV dù không điều trị Thứ Tư, 24/11/2021, 16:00
Người phụ nữ Argentina này từng bị chẩn đoán mắc HIV 8 năm trước, song hệ miễn dịch của cô đã đào thải sạch virus gây bệnh mặc dù không hề dùng thuốc điều trị.
Tờ Daily Mail đưa tin cô gái, được các bác sĩ gọi là “bệnh nhân Esperanza”, chính là người thứ hai trên thế giới từng được biết đến là có hệ miễn dịch tự tiêu diệt virus HIV.
Bệnh nhân này lần đầu tiên được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2013 nhưng giờ đây cơ thể cô chỉ còn mức virus thấp đến nổi không thể phát hiện được. Trong suốt 8 năm này, cô không hề dùng thuốc điều trị, ngoại trừ quãng thời gian 6 tháng mang thai để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết khám phá về “bệnh nhân Esperanza” sẽ giúp mang lại một phương pháp chữa trị tiềm năng gần hơn cho 38 triệu người đang sống chung với căn bệnh gây đại dịch AIDS trên toàn thế giới. Phát hiện này đã được xác nhận trong cuốn tạp chí Annals of Internal Medicine.
Nhóm bác sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ) tiết lộ trong cơ thể bệnh nhân này không có virus gây bệnh, mặc dù người bạn trai cũ đã tử vong vì AIDS. Bác sĩ Xu Yu cùng đồng nghiệp không tìm thấy bất kỳ dấu vết nguyên vẹn nào của virus HIV trong 1,5 tỷ tế bào mô và máu của cô gái mà họ đã phân tích.
Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác về người phụ nữ này được công khai, song các bác sĩ tiết lộ là cô rất năng động và xinh đẹp. Cô cũng đã có bạn trai mới và vừa sinh con. Đáng chú ý, cả hai người này đều âm tính với HIV.
Ngoài ra, trên thế giới chỉ có một người khác cũng có khả năng tự nhiên loại bỏ virus HIV. Câu chuyện của bà Loreen Willenberg lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 8 năm ngoái. Người phụ nữ 67 tuổi ở San Francisco (Mỹ) được chẩn đoán nhiễm HIV cách đây 30 năm.
Giới khoa học khẳng định bà có thể được bổ sung vào danh sách những bệnh nhân HIV đã khỏi bệnh, cùng với “bệnh nhân Berlin" Timothy Ray Brown và “bệnh nhân London” Adam Castillejo. Cả ông Brown và ông Castillejo đều mắc bệnh ung thư và được ghép tủy xương từ một người hiến tặng có gien kháng HIV và căn bệnh của họ đã biến mất.
Tuy nhiên, trường hợp của bà Willenberg và “bệnh nhân Esperanza” đều chưa từng trải qua phương pháp điều trị mạo hiểm nào.
Hai người phụ nữ trên là ví dụ về nhóm người hiếm hoi có thể tự kiểm soát bệnh. Họ là những người chưa bao giờ điều trị bằng thuốc kháng virus nhưng lại không còn dấu hiệu của virus trong máu.
Thông thường, khi một người bị nhiễm HIV, virus sẽ xâm lấn vào DNA của tế bào miễn dịch của họ và tái sinh sản từ đó. Liệu pháp kháng virus có thể giúp ngăn chặn quá trình mầm bệnh nhân lên nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn HIV trong cơ thể, có nghĩa là mọi người cần phải điều trị hàng ngày để ngăn chặn virus.
Nhưng với tỷ lệ 1/200 bệnh nhân, ở những người tự kiểm soát bệnh, phần lớn virus sẽ xâm lấn vào các phần không hoạt động của bộ gien, được gọi là “sa mạc gien”, không gây hại. Lượng virus còn lại sẽ được hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ.’
Bác sĩ Yu tại Bệnh viện công Massachusetts cho hay các phát hiện về bệnh nhân tự khỏi, đặc biệt khi xác định được trường hợp thứ hai, cho thấy một con đường tiềm năng để điều trị cho những người không thể tự làm điều này. “Chúng tôi đang hướng tới khả năng tạo ra loại miễn dịch ở những người sử dụng thuốc ARV thông qua tiêm chủng, với mục tiêu đào tạo hệ miễn dịch của họ cách kiểm soát virus mà không cần ARV”, ông nói.
Viết trên tạp chí Annals of Internal Medicine, các nhà nghiên cứu cho biết thêm nữ nhân vật này sinh sống tại thành phố Esperanza, Argentina. Để đáp ứng nguyện vọng của cô ấy, họ đã gọi cô là "bệnh nhân Esperanza" nhằm gửi đến thông điệp về niềm tin tìm ra phương pháp chữa trị HIV.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Phát hiện người thứ hai trên thế giới tự khỏi HIV Thứ Tư, 10/11/2021, 16:00
- Virus dịch bệnh - cuộc chiến xuyên thế kỷ - Kỳ 5: Ba chiến dịch 'đánh' con virus HIV quái quỷ Thứ Tư, 20/10/2021, 15:00
- Người nhiễm HIV/AIDS mắc Covid-19 dễ trở nặng Thứ Ba, 19/10/2021, 15:00
- Nam Phi công bố lý do chưa phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V Thứ Ba, 19/10/2021, 14:00
- Trạng thái trung tính HIV – Một tầm nhìn mới trong phòng, chống HIV/AIDS Thứ Ba, 12/10/2021, 15:00
- Hoa Kỳ lần đầu tiên phê duyệt thuốc kháng vi rút dạng tiêm Thứ Ba, 28/09/2021, 15:00
- Tuyên bố Chính trị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về HIV và AIDS Thứ Ba, 21/09/2021, 15:22
- Tác động ‘tàn phá’ của Covid-19 đối với cuộc chiến chống HIV, lao, sốt rét Thứ Ba, 14/09/2021, 16:28
- Virus dịch bệnh - cuộc chiến xuyên thế kỷ - Kỳ 5: Ba chiến dịch 'đánh' con virus HIV quái quỷ Thứ Tư, 08/09/2021, 15:23
- Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu Thứ Tư, 01/09/2021, 15:00
- Trạng thái HIV trung tính là gì? Thứ Ba, 24/08/2021, 14:00
- Người Nam Phi nhiễm HIV mắc COVID-19 suốt 216 ngày, virus biến đổi 32 lần trong cơ thể Thứ Ba, 03/08/2021, 15:18