Người khuyết tật và quyền được yêu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Có ai đó đã nói, tình yêu không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, thân phận... và có thể dành cho tất cả mọi người nhưng liệu điều này có thực sự luôn luôn đúng? Người ta hay nói đến quyền nhưng làm sao để thực hiện quyền, ai sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện quyền? Có thể bạn cũng biết, những người khuyết tật được coi là nhóm thiểu số và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hơn những nhóm người đa số khác.
Mai Hương (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn): Mình nghĩ người khuyết tật vẫn có thể yêu và được yêu vì họ khuyết tật chân, tay... chứ có phải là khuyết tật về trái tim đâu.
Linh My (ĐH Hà Nội): Mình đã thấy có những đôi yêu nhau rất thắm thiết dù một người khuyết tật và một người không khuyết tật. Họ có được hạnh phúc và sự sẻ chia mà có lẽ còn nhiều người phải ghen tỵ.
Mỹ Hạnh (ĐH Y): Ai sinh ra cũng có trái tim để yêu thương và nhận tình yêu thương từ người khác. Đó tự nhiên đã là như thế. Sao lại hỏi là người khuyết tật có nên yêu hay không?
Hưng (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn): Chẳng nói đến người khuyết tật, người bình thường yêu cũng đầy người đau khổ rồi. Nếu yêu mà được yêu thì hạnh phúc rồi, còn nói làm gì. Nhưng nếu yêu mà không được yêu hoặc yêu mà không đến được với nhau thì tất nhiên là sẽ đau khổ. Người bình thường cũng thế mà người khuyết tật cũng vậy. Hạnh phúc hay không hạnh phúc sẽ là do mỗi người mà thôi.
Hồng Thanh (ĐH Hà Nội): Tình yêu không nhất thiết là việc bạn phải nhận được điều gì từ người kia thì bạn mới yêu họ. Với mình, chỉ cần cảm thấy trái tim rung động và biết người mình yêu thương đang hạnh phúc là mình hạnh phúc rồi. Chắc người khuyết tật cũng vậy mà thôi. Nếu bạn là người khuyết tật, bạn hãy yêu hết mức có thể, dù không được đáp lại đi chăng nữa nhưng hạnh phúc nằm trên con đường đi và trên quá trình chúng ta đấu tranh vì nó chứ đâu phải ở cúôi con đường. Và biết đâu hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.
Nhưng họ có thể mang lại hạnh phúc cho người mình yêu?
Phương Lan (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn): Có chứ! Bạn nghĩ hạnh phúc là gì? Ví dụ như bạn là một bạn gái yêu một người bị khuyết tật chân: chẳng cần phải được bạn trai bế trên tay đi vào lễ đường kết hôn mới là hạnh phúc, chỉ cần bạn biết được trái tim người đó hướng về mình và luôn ở bên, chia sẻ, động viên quan tâm đến mình thì như vậy đã là hạnh phúc lắm rồi. Những thứ xa hoa khác đôi khi chỉ là cái vẻ bề ngoài mà thôi. Mình rất cảm phục tình yêu của những người khuyết tật và của những người bình thường dành cho họ.
Hoàng Minh (ĐH Y): Mình thấy hiện nay vẫn có sự phân biệt đối xử với những người khuyết tật và nhiều người khuyết tật cảm thấy ngại ngùng không dám yêu thương hay ít ra là thể hiện tình yêu đối với ai cả. Cũng có nhiều người băn khoăn là với việc mình bị khuyết tật như vậy thì liệu mình có mang lại tình yêu cho người khác được hay không nhưng mình tin là hạnh phúc và tình yêu có thể đến theo nhiều cách và thể hiện theo nhiều con đường khác nhau. Bạn là người khuyết tật thì bạn vẫn có thể thể hiện tình yêu theo cách của người khuyết tật.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00