Giao diện tiếp cận

Người khuyết tật đi tìm hạnh phúc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Ảnh minh hoạ

"Cái đẹp ở người khuyết tật nằm ở nỗ lực vươn lên vượt qua nghịch cảnh và thể hiện từ trong chiều sâu tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc. Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn trái tim...".

Cần một bờ vai  

Sống với nhau đã 3 mặt con, con lớn sắp vào đại học, chồng chí thú làm ăn, nhìn vào dễ có cảm tưởng chị Hạnh mãn nguyện với hạnh phúc này nhưng ít ai biết chị đã ôm trong lòng nỗi buồn suốt nhiều năm qua.

Cơn sốt bại liệt thuở nhỏ đã lấy đi của chị dáng dấp của một người bình thường. Những đêm không ngủ, nghĩ đến thân phận mình, chị thường ao ước về một cánh tay mạnh mẽ, một bờ vai vững chãi để dáng đi tập tễnh của chị được nâng đỡ vững vàng hơn.

Quen anh nhân một lần về quê nghỉ hè, chẳng bao lâu sau, họ thành chồng vợ. Vậy mà sau ngày đám cưới, mỗi lúc ra đường, anh Tuân rất hiếm khi sánh bước cùng chị. Vốn nhạy cảm, ngay lần thấy anh đi chậm lại phía sau, chị Hạnh đã hiểu ra tất cả. Giận thì ít, buồn thì nhiều.

Cứ thế, bao năm ròng chị ôm nỗi buồn ấy mà sống, mà cặm cụi ngồi may, không một lời kêu ca và tự an ủi rằng mình tật nguyền thế này thì làm gì có quyền đòi hỏi cao hơn, rằng anh vẫn ngày ngày chạy xe ôm nghĩa là vẫn chu toàn bổn phận người chồng, người cha đấy thôi...

“Không biết có phải mình quá mơ mộng không nhưng tôi luôn hy vọng sẽ tìm được một người chồng lành lặn để cùng tôi đi hết cuộc đời. Tôi tin những bước chân khập khiễng của mình và người đàn ông ấy sẽ không quá lạc điệu khi đi cạnh nhau” - cô thợ may tên Thủy giỏi giang, hát hay bộc bạch. Và đến giờ, ở lứa tuổi “băm”, Thủy vẫn ôm niềm hy vọng sẽ tìm được nửa kia thật sự đến với mình vì tình yêu chứ không vì lý do nào khác.

Vượt qua trở ngại

Cũng như bao người khác, đa số người khuyết tật đều đã từng rung động. Thế nhưng, mỗi khi có ý định tiến đến hôn nhân, tình yêu của họ thường gặp rào cản từ phía gia đình hai bên. Một bên sợ con cái họ sẽ khổ vì phải chăm sóc thêm người khuyết tật, nhất là khi người khuyết tật là phụ nữ thì làm sao có thể chăm sóc con; đó là chưa kể đến nỗi hoài nghi về... khả năng làm cha, làm mẹ của những người này.

Phía gia đình người khuyết tật lại lo lắng con cái của họ không được chăm sóc chu đáo như lúc còn ở nhà và vì khiếm khuyết đó, họ có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, một khi đã thực sự hiểu nhau, vấn đề lại trở nên dễ dàng. Khó khăn lớn nhất thường nằm trong chính bản thân người khuyết tật.

Tình cảm người ta dành cho mình là tình yêu hay lòng thương hại? Ngay từ tuổi thanh xuân, cô gái quê Đà Lạt tên Quyên đã luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ đó. Mang mặc cảm về đôi chân khuyết tật, cứ thế Quyên nén chặt lòng mình.

Cũng từng yêu, cũng từng có những tháng ngày mơ mộng nhưng rồi Quyên vẫn không đủ can đảm đón nhận hạnh phúc. Làm bún, đan len rồi dạy đan cho những người đồng cảnh ngộ, mãi rồi cũng đến ngày Quyên gặp được ý trung nhân của mình. Anh chăm chỉ, cần cù làm việc. Gần 40 tuổi chị mới tìm được hạnh phúc thật sự.

Hạnh phúc ấy đã ở lại với chị gần 20 năm, cho đến ngày anh đột ngột ra đi vì chứng nhồi máu cơ tim. Thỉnh thoảng, sau giờ dạy đan, nhìn hai cô con gái xinh xắn, ngoan ngoãn đã lớn, chị lại bồi hồi nhớ về những tháng ngày hạnh phúc.

Cũng là con tim rung động

Cùng khóa với tôi gần như ai cũng biết đến anh Bảnh, anh Long - đôi bạn sinh viên khiếm thị nhưng sức học, lòng tự tin, nghị lực khiến chúng tôi phải suy ngẫm. Đến nay, đã 3 năm kể từ ngày ra trường, đúng như chúng tôi dự đoán, bằng ý chí phấn đấu không ngừng, hai anh vẫn hạnh phúc với nửa kia không khuyết tật cùng công việc kinh doanh dịch vụ massage luôn xuôi chèo mát mái.

Giang và Thưởng, người ở Thái Bình, kẻ ở Đà Nẵng, một người làm nhân viên dự án trong một tổ chức phi chính phủ, người kia làm phó giám đốc một công ty TNHH, hai đôi chân không được khỏe mạnh như mọi người nhưng tình yêu của họ dành cho nhau lại có đủ sức vượt lên khoảng cách.

Từ những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi trong quá trình công tác, qua những buổi giao lưu, tình yêu nảy sinh trong họ lúc nào không hay. Giờ đây, bạn bè của cả hai tin ngày họ dọn về chung một mái nhà sẽ không còn xa nữa.

Khó ai biết chị Hằng (đang làm việc tại một tổ chức chuyên giúp đỡ người khuyết tật ở Hà Nội) đã gần 40 tuổi bởi dáng dấp chị trong như một cô gái vừa ngoài hai mươi. Chị Hằng cho biết chị đã trải qua nhiều mối tình nhưng đến giờ vẫn... một mình vì chị cũng như bao phụ nữ khác, chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc khi gặp được đúng tình yêu thật sự.

Tôi nhớ mãi nụ cười tươi cùng câu nói của chị trong một lần tâm sự: “Chỉ có đôi chân của mình không được bình thường như người ta. Còn trái tim vẫn thế, vẫn lành lặn, biết rung động như bao người. Và vì vậy, mình vẫn có quyền tự tìm hạnh phúc cho chính mình. Đúng không?”.

Lượt xem: 685

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 21
Lượt truy cập: 36508216

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik