"Người cũ" hỗ trợ "người mới" Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trong điều trị ARV cũng vậy, chính những người đang điều trị ARV (người cũ) có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả trong công tác giám sát, theo dõi, tư vấn cho những người mới phát hiện mình nhiễm HIV, đang chờ điều trị ARV và bắt đầu điều trị ARV (người mới).
Xuất phát từ thực tế đó, đã có một số dự án để người nhiễm HIV/AIDS và những người đang điều trị ARV tham gia giúp cho những người mới.
Hội chữ thập đỏ của Mỹ thông qua Hội chữ thập đỏ của quận Đống Đa, Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Đống Đa đã thành lập một Phòng truyền thông ngay tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa.
Hiện nay, đội ngũ này đã lên đến 16 thành viên. Mới đầu, có 10 người được đào tạo rất bài bản thành đội ngũ nòng cốt. Sau đó chính họ tiếp tục đào tạo và tư vấn cho những thành viên tham gia vào đội ngũ này. Nội dung đào tạo bao gồm từ các thông tin rất cơ bản về HIV/AIDS đến tập trung chủ yếu vào vấn đề tư vấn và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Ví dụ như chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS có các tổn thương về da, niêm mạc hay có những biểu hiện về hô hấp, tiêu chảy, ho, khó thở, nằm liệt giường… Họ còn được dạy cả cách gội đầu, tắm rửa tại giường, thay quần áo, thay ga trải giường… cho người nhiễm HIV nằm tại giường và thiếu sự hỗ trợ của gia đình. Họ chia nhau đến hỗ trợ và tất cả những điều đó đều cần kỹ năng mà chỉ có nhân viên y tế hướng dẫn mới biết cách làm.
“Người cũ” cũng là cầu nối giữa những người nhiễm HIV đang được điều trị tại gia đình và cộng đồng và bác sĩ ở điểm điều trị để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Thông thường những “người mới” rất ngại bộc lộ những mong muốn và nguyện vọng của mình khi đối mặt với bác sĩ điều trị nhưng họ sẵn sàng thổ lộ hết với “người cũ”.
Trong việc điều trị ARV, “người cũ” hỗ trợ cho “người mới” rất tốt. “Người cũ” đang được điều trị, đang được quản lý, theo dõi, để họ tuân thủ điều trị họ có những biện pháp theo dõi bản thân và kết nối với nơi đang quản lý họ. Tất cả những điều này đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài. Và khi họ đã có được những kinh nghiệm đó rồi thì chính họ lại là người hỗ trợ cho “người mới” ví dụ như người mới được phát hiện thì cần phải đến cơ sở nào để được quản lý, chăm sóc, điều trị và khi được điều trị rồi thì uống thuốc như thế nào? Nhiều trường hợp “người mới” bị tác dụng phụ của thuốc đã được chính người cũ phát hiện cho bác sĩ điều trị.
Vấn đề tuân thủ điều trị rất quan trọng trong việc điều trị ARV. Trong quá trình uống thuốc có những điều gì xảy ra, tác dụng phụ của thuốc như thế nào... “Người cũ” đã trải qua rồi nên họ biết rất rõ và lại giúp cho “người mới”. Như vậy, rõ ràng họ cũng làm đỡ được cho nhân viên y tế, bớt được thời gian tư vấn, giải đáp những thông tin đó cho bệnh nhân mới.
Trong lĩnh vực y tế hiện nay, số cán bộ y tế tương đối mỏng mà chủ yếu là chăm sóc và điều trị tại gia đình và cộng đồng. Để hỗ trợ cho người nhiễm HIV khi người ta vẫn sinh sống tại cộng đồng phải thông qua rất nhiều hỗ trợ như: Hỗ trợ của người thân, của gia đình, bạn bè và “người cũ”.
“Người cũ” có thể làm rất tốt việc chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn chia sẻ, nâng đỡ tinh thần cho người mới. Do đó, các phòng khám ngoại trú nên chú ý đào tạo “người cũ” để trợ giúp cho “người mới”
Kiều Nga (Tạp chí AIDS và Cộng đồng số 09/2009)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00