Người có HIV: nên hay không nên có con? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
NCH không nên có con
Trần Văn Hà (Trưởng nhóm Hoa Sen, Thủy Nguyên, Hải Phòng): NCH không nên có con, đặc biệt là những người chưa có sự can thiệp của y tế. Chúng ta không thể giám sát được tỷ lệ lây truyền là bao nhiêu, kể cả khi người mẹ được dự phòng. NCH đã có sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn, việc tạo thu nhập để kéo dài cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn…, vậy nếu đứa trẻ ra đời, bố mẹ sẽ gắn bó với nó được bao nhiêu, nhất là tình mẫu tử đứa trẻ luôn khát khao. Ông bà, cô chú có thể chăm sóc, nuôi nấng nhưng đứa trẻ cần tình thương của bố mẹ nhiều hơn.
Dương Thanh Phong (CLB Niềm tin, Tiền Giang): Không nên có con, vì mình mang mầm bệnh, không nên để bệnh tật lây sang con mình, sẽ khổ nó ra.
Người mẹ khó có khả năng nuôi con trưởng thành
Đồng Quang Thanh (Nhóm Ước mơ xanh, Hoàng Mai – Hà Nội): Theo tôi, NCH không nên có con, vì bình thường dù có được dự phòng, chắc gì đứa bé không bị nhiễm HIV, kể cả trong trường hợp đứa bé không bị nhiễm HIV, liệu người mẹ có đủ sức khỏe nuôi đứa bé trưởng thành.
Nên cân nhắc quyền của mình và quyền của đứa bé
Có con là mong ước của mỗi cặp vợ chồng
Không dám khuyên các bạn
Nguyễn Thị Thanh (CLB Mẹ và vợ, Trại Chuối, Hải Phòng): Bản thân không dám đưa ra lời khuyên nên hay không nên với các bạn, mà chỉ phân tích với các bạn để các bạn tự lựa chọn. Nếu sinh con, các bạn phải quan tâm đến những yếu tố như: sức khỏe, kinh tế, người nuôi dưỡng trẻ, rồi tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con, mặc dù là thấp, nhưng liệu mình có phải trong số % may mắn đó không. Các bạn hãy trả lời những câu hỏi này rồi tự quyết định.
Tùy điều kiện kinh tế
Lê Thiện Tâm (CLB Muôn Sắc Màu, Nha Trang, Khánh Hòa): Nếu gia đình mình không có điều kiện kinh tế, tôi nghĩ không nên sinh còn làm gì. Còn nếu mình có điều kiện, nên nhờ y học can thiệp để có đứa con lành mạnh, khỏe khoắn.
“Pháp luật không cấm NCH có con” Ông Nguyễn Huy Quang (Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế):
Pháp luật quy định rất rõ quyền của NCH, ví dụ như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, không bị xa lánh, kỳ thị. Họ cũng có quyền về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Pháp luật cũng không cấm NCH có con. |
Cũng băn khoăn lắm
Dương Thu Trắc (Nhóm Đồng hành, Cần Thơ): Tôi cũng đã có con rồi, nên thú thực vấn đề này rất khó nói. Ở chỗ tôi cũng có một số trường hợp, có HIV nhưng cũng đã có con. Nên giờ các em cũng suy nghĩ nhiều lắm. Tất nhiên là phải cân nhắc nhiều yếu tố lợi hại, nói thiệt là chỉ trong hoàn cảnh của họ mới quyết định được thôi.
Hình ảnh nữ anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ và con trai trên bìa tạp chí (nguồn ảnh: Tuổi Trẻ)
Nên tư vấn để NCH quyết định
Sư thầy Thích Thanh Huân (Chùa Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội): Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều NCH, tôi thấy tâm tư nguyện vọng của các anh chị em là đều muốn có con, nếu bảo không nên có con, tôi nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều người tổn thương. Vì thế, nên tư vấn, phân tích rõ ràng các mặt, để NCH tự đưa ra quyết định của mình.
TS. Trần Kim Phụng (Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, Giám đốc TT Phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị): Khi phụ nữ HIV có thai, chúng tôi tư vấn, hướng dẫn cho họ đến các cơ sở y tế. Tại đó, các cán bộ y tế sẽ tư vấn, cung cấp thuốc để hạn chế sự lây truyền từ mẹ sang con. Thực tế, trong quá trình theo dõi tại địa phương, chúng tôi thấy có một số đứa trẻ bị nhiễm và cũng có một số đứa trẻ không bị lây nhiễm HIV từ bố mẹ.
Lọc rửa tinh trùng có thể loại bỏ được HIV? Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương):
Với những cặp vợ chồng kiên quyết muốn sinh con thì phương pháp lọc rửa tinh trùng sẽ giảm nguy cơ cho đứa con của họ. Để tiến hành biện pháp này người vợ phải có kết quả âm tính khi xét nghiệm HIV, hai người có dùng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ tình dục…
Đây là kỹ thuật khá thông thường nên người sử dụng chỉ phải trả khoảng vài trăm nghìn đồng cho một lần lọc rửa. Tinh trùng được cho vào một hóa chất có sẵn (cũng là môi trường nuôi cấy tinh trùng) rồi đưa vào máy quay ly tâm. Lực ly tâm sẽ tách tinh trùng khỏe mạnh về một phía, các tinh trùng yếu, chết, dị dạng và tinh tương về phía bên kia. HIV nếu có trong tinh tương sẽ bị tách ra khỏi tinh trùng. Nhưng nếu HIV tồn tại trong chính tế bào tinh trùng chứ không phải ở tinh tương thì việc lọc rửa cũng vô ích. |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00