Giao diện tiếp cận

Người bạn tâm tình Thứ Hai, 04/07/2005, 09:00

Người bạn tâm tình

Ngay cả trước khi bấm nút số cuối cùng, tôi mơ hồ nhận ra rằng mình đã có nhầm lẫn. Bên kia đầu dây, tiếng chuông điện thoại đổ dài nhiều hồi trước khi có người nhấc máy.

“Gọi nhầm số rồi!” Một giọng đàn ông vang lên cộc lốc, rồi đường dây bị ngắt hẳn ngay sau đó. Ngạc nhiên, tôi goi lại số điện thoại ấy.

“Đã nói là nhầm số rồi!” Cũng chính là giọng nói ấy. Tôi hắng giọng định lên tiếng thì ông ta đã cúp máy.

Làm thế nào mà ông ta lại biết rằng tôi đã gọi nhầm số kia chứ? Bạn biết không, vào thời điểm xảy ra câu chuyện này, tôi đang phục vụ tại Phòng Cảnh Sát Thành Phố New York. Là một nhân viên cảnh sát chuyên nghiệp, tôi đã được rèn luyện thành người có thói quen chú ý và để tâm đến mọi tình huống xảy ra quanh mình. Tôi quyết định gọi lại một lần nữa.

“Này, anh bạn,” người đàn ông bên kia đầu dây lên tiếng. “Lại là anh nữa phải không?”

“Vâng chính tôi.” Tôi đáp lời. “Tôi lấy làm lạ và muốn biết vì sao ông lại cho rằng tôi đã gọi nhầm số. Ông thấy đấy, tôi chưa kịp nói gì cả.”

“Nếu thế, anh phải tự mình tìm hiểu lấy!” Ông ta cúp máy, ngắt ngang câu chuyện.

Tôi ngồi lặng một lúc, ống nghe vẫn con gác hờ bên tai. Tôi gọi lại số điện thoại của ông ta.

“Anh bạn đã hiểu được gì chưa?” Ông ta hỏi.

“Điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra là... từ lâu lắm rồi không có một ai gọi điện cho ông cả.”

“Anh đã có câu trả lời rồi đấy!” Lần thứ tư, đường dây lại bị ngắt. Tôi chắc lưỡi, gọi lại cho ông ta.

“Anh lại muốn gì nữa đây?” Ông ta sẵng giọng.

“Tôi chỉ muốn gọi lại để... chào làm quen với ông.”

“Làm quen? Để làm gì?”

“À, tôi nghĩ rằng tôi có thể gọi điện thăm hỏi ông, nếu như từ lâu rồi không có một ai làm chuyện đó.”

“Thế thì... cũng được thôi. Chào anh bạn! Thật ra, anh là ai nào?”

Cuối cùng tôi cũng đạt được một kết quả ban đầu khá khả quan. Ông ta đã cảm thấy quan tâm và muốn tìm hiểu. Tôi nói vài lời tự giới thiệu về mình rồi bắt đầu đặt câu hỏi tìm hiểu về ông ta.

“Tên tôi là Adolf Meth, 88 tuổi. Phải nói thêm rằng, từ 20 năm nay chưa có lần nào tôi nhận được nhiều cú điện thoại nhầm số như thế này chỉ trong vòng một ngày.” Cả hai chúng tôi đều bật cười phá lên.

Chúng tôi nói chuyện với nhau hơn mười phút. Tôi biết được Adolf không có gia đình, không có bạn bè hay người thân nào cả. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng cả hai cùng có một điểm chung: ông ta đã từng là nhân viên trực thang máy tại Phòng Cảnh Sát Thành Phố New York gần 40 năm. Khi kể cho tôi nghe về những ngày làm việc của mình trong thời gian ấy, ông ta hứng thú hẳn lên và câu chuyện có vẻ thân tình hơn. Tôi đề nghị ông ta cho phép tôi được gọi điện cho ông ta trong những ngày sắp tới.

“Vì sao anh lại muốn làm một điều như thế?” Ông ta có vẻ ngạc nhiên.

“À, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm bạn với nhau, bạn tâm tình qua điện thoại ấy mà.”

Adolf ngập ngừng. “Tôi... tôi không ngại... được kết bạn một lần nữa.” Ông ta có vẻ không tin chắc vào điều đó cho lắm.

Tôi đã gọi điện cho ông ta vào chiều ngày hôm sau và tiếp tục trong những ngày sau đó. Trong những lần trò chuyện thân tình sau này, ông ta kể cho tôi nghe về những kỷ niệm mà ông đã trải qua trong hai cuộc Thế Chiến, về thảm hoạ Hindenburg cũng như các sự kiện lịch sử khác. Adolf là một người kể chuyện rất thu hút. Sau đó, tôi đã cho ông ta số điện thoại văn phòng và nhà riêng của tôi để tiện việc liên lạc với nhau. Từ đó, hầu như ngày nào tôi cũng nhận được điện của ông ấy.

Với tôi, làm bạn tâm tình với bác Adolf không chỉ đơn thuần là một hành động biểu hiện sự quan tâm đối với một người già cả và cô độc. Những lần chuyện trò với bác Adolf nhanh chóng trở thành một hoạt động có ý nghĩa, một nhu cầu trong cuộc sống. Thực ra, tôi cũng là người gặp nhiều bất hạnh trong đời. Lớn lên trong trại mồ côi rồi được nhận làm con nuôi, tôi chưa bao giờ có được một người cha. Với bác, tôi có thể trao đổi về công việc, về bạn bè và về lớp hàm thụ ban đêm của tôi. Dần dần, tôi đã xem bác Adolf như một người cha tinh thần trong trái tim tôi.

Mà bác Adolf cũng rất xứng đáng với vị trí thiêng liêng ấy: bác là người thường cho tôi những lời khuyên chân tình và hữu ích. Có một lần, khi trao đổi với bác về mối bất đồng xảy ra giữa tôi và nhân viên cấp trên, tôi đã bày tỏ ý định của mình với người bạn tâm tình đáng quý ấy: “Cháu cho rằng đã đến lúc phải nói thẳng với tay sếp ấy để làm sáng tỏ mọi chuyện một lần cho xong.”

“Việc gì phải nóng vội như thế?” Bác Adolf dè dặt. “Hãy chờ cho mọi việc lắng dịu xuống. Khi nào cháu bằng tuổi bác, cháu sẽ biết rằng thời gian có thể giải quyết được mọi chuyện. Nếu như tình hình trở nên tồi tệ hơn, lúc ấy cháu đối mặt với hắn cũng không muộn mà.”

“Cháu biết không,” bác Adolf im lặng một lúc rồi dịu giọng lại. “Bác nói với cháu cũng như đang nói với chính con trai của chính mình vậy. Bác vẫn luôn ao ước có được một mái ấm gia đình, những đứa con của chính mình. Cháu vẫn còn quá trẻ để hiểu được điều đó có ý nghĩa như thế nào đâu.”

Không. Thực ra thì không phải như vậy. Tôi vẫn luôn khao khát một mái ấm gia đình, một người cha. Tuy thế, tôi đã không thổ lộ với bác Adolf về điều đó. Tôi không chắc rằng tôi có thể đối mặt được với nỗi đau mà từ lâu nay tôi đã cố quên.

Một lần, bác Adolf có nói thoáng qua về ngày sinh nhật lần thứ 89 sắp tới của mình. Mua một mảnh ván ép, tôi làm một tấm thiếp mừng rộng hai bộ dài năm bộ, trang trí hình một chiếc bánh sinh nhật cắm 89 cây nến. Tôi đã đến gặp từng người trong văn phòng, ngay cả ông Cảnh Sát Trưởng, để xin họ ký tên trên tấm thiệp. Gần một trăm chữ ký đã được thu thập. Chắc chắc bác Adolf sẽ phải bất ngờ với món quà như vậy.

Cho đến thời điểm đó, chúng tôi đã quen biết nhau được bốn tháng và đây cũng là dịp tốt để đôi bên gặp mặt nhau. Tôi quyết định tự mình mang quà đến trao tận tay ông ấy.

Tôi đã không thông báo cho bác Adolf biết về ý định của mình. Sáng hôm đó, tôi lái xe tìm đến địa chỉ của ông ấy và đỗ xe cách khu nhà một quãng đường.

Tôi bước vào gian đại sảnh của khu nhà. Một anh chàng đưa thư khẽ gật đầu chào tôi khi tôi bước đến hòm thư của các căn hộ. Ở đấy tôi tìm thấy tên Adolf, hộ 1H. Căn hộ chỉ cách nơi tôi đứng khoảng hai mươi bộ.

Tim tôi rộn lên vì phấn khích và hồi hộp. Liệu rằng sau lần gặp này chúng tôi sẽ còn giữ được cái nhìn tốt đẹp về nhau như những người bạn tâm tình qua đường điện thoại? Tôi bắt đầu cảm thấy bất an. Có thể ông ấy sẽ từ chối tôi, cũng giống như người cha ruột đã từng từ bỏ tôi, mãi mãi bước ra khỏi cuộc đời tôi. Tôi dừng bước trước cửa căn hộ, lưỡng lự rồi rụt rè gõ cửa. Cánh cửa vẫn im lìm. Cảm thấy bồn chồn, tôi gõ mạnh tay hơn.

Anh chàng đưa thư rời mắt khỏi xấp thư trên tay, ngước nhìn lên: “Không có ai trong ấy đâu!” Anh ta buột miệng nói.

“À, có lẽ phải chờ cửa cả ngày trời mới được gặp ông cụ.” Tôi đáp lời, bối rối và cảm thấy mình hơi ngơ ngẩn.

“Ông ấy cũng trả lời điện thoại chậm như thế đấy!”

“Ông có quan hệ họ hàng với chủ nhà?”

“Ồ, không. Tôi chỉ là bạn của ông cụ.”

“Tôi rất lấy làm tiếc,” anh ta thấp giọng. “Cụ Meth đã mất vào ngày hôm kia.”

Đã mất? Bác Adolf đã chết rồi ư? Thật không thể tin nổi vào tai mình nữa. Tôi đứng lặng, hụt hẫng và tê dại trong nỗi bàng hoàng. Phải mất một lúc tôi mới lắp bắp nói được lời cám ơn rồi lê bước ra khỏi khu nhà. Nắng đã lên cao. Tôi bước trên đường đến chỗ đậu xe, mắt đẩm lệ.

Lần theo một góc phố, tôi nhìn thấy một ngôi thánh đường. Từ đâu đó trong ký ức xa xôi, một đoạn kinh Cựu Ước chợt hiện lên trong tâm trí tôi: “Thời gian không thể xoá nhoà tình bằng hữu.” Cái chết cũng thế, tôi bỗng nhận thức được điều đó. Ngay trong khoảnh khắc ấy, tôi bất chợt cảm nhận ra cuộc sống thật kỳ diệu và thiêng liêng: không hiếm khi định mệnh mang đến cho chúng ta những sự kiện đau buồn để khơi dậy nhận thức về cái đẹp vốn tồn tại ngay trong sự hiện hữu huyền nhiệm của chúng ta trong đời. Lần đầu tiên tôi thực sự nhận ra rằng bác Adolf và tôi đã thân thiết và gắn bó với nhau đến nhường nào. Cuộc đời đã mang đến cho tôi một người bạn và dạy cho tôi biết một người bạn thực sự là như thế nào.

Tôi chậm bước, cảm thấy lòng mình ấm lại. Từ trong ký ức ngọt ngào, tôi lại nghe giọng nói cộc lốc của bác Adolf: “Gọi nhầm số rồi!” Kế đến là câu hỏi vì sao tôi xin được gọi lại cho bác...

“Bởi vì... bác đã dạy cho cháu biết rằng phải biết quan tâm.” Tôi bất giác nói to thành tiếng. “Bởi vì cháu muốn làm bạn với bác.”

Tôi nhẹ nhàng đặt món quà sinh nhật xuống hang ghế sau rồi vào tay lái. Với tay xoay chìa khoá khởi động máy, tôi ngoái đầu nhìn qua bờ vai: “Bác Adolf...” tôi thì thầm. “Rốt cuộc, không thể nói rằng cháu đã gọi nhầm số. Cháu đã gọi đúng người cháu cần tìm.”

Lượt xem: 900

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 5
Lượt truy cập: 34708817

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik