Nếu gia đình có con em là đồng tính nữ… Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Liệu tôi có thể từ bỏ được tình yêu vì bố mẹ không? (Ảnh minh họa)
Thì khi đó mọi người sẽ có thái độ như thế nào? Tâm sự bạn trẻ đã có một cuộc phỏng vấn nhanh các bậc phụ huynh để tìm ra câu trả lời. Mời các bạn cùng theo dõi:
Tôi quá sốc…
“Nếu con mình là người đồng tính nữ, tôi sẽ rất sốc. Là người duy tâm nên tôi sẽ tự dằn vặt mình là kiếp trước ăn ở có tội nên kiếp này con cái phải chịu khổ. Thực sự tôi không biết làm thế nào vì tôi nghe đồn đồng tính nữ có thể bị lây nhiễm” (Cô Hoàng Thị Hồng Nhung, nhân viên tư vấn bảo hiểm).
“Là người bố, chắc tôi phát điên nếu biết đứa con duy nhất của mình không phải nam cũng chẳng phải nữ. Tôi sợ hàng xóm, đồng nghiệp nhìn vào khi biết sự thật khủng khiếp này. Tôi không thể chấp nhận điều đó” (Chú Trần Trọng Thuỷ, nhân viên ngân hàng).
“Sốc. Thật sự nếu biết đứa con dứt ruột sinh ra lại là người đồng tính nữ. Tôi thấy sốc vì điều đó” (Cô Phan Lan Anh, Chùa Bộc, Hà Nội).
“Ông nghĩ đồng tính nữ là điều mà giới trẻ học đòi thôi. Ông hay đọc báo cũng thấy nói đó là mốt giới trẻ. Ông nghĩ, cháu của ông không thể là đồng tính nữ vì nó rất ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ” (Ông Nguyễn Bắc Sung, hưu trí).
“Thực ra cô cũng được nghe khá nhiều về đồng tính nữ. Cô cũng biết đó là xu hướng tình dục nhưng để chấp nhận con mình là người đồng tính nữ thì cô hoảng sợ thật sự. Nếu trong gia đình mà có con cháu mình là người đồng tính nữ, cô cũng không biết phải đối diện với sự thật ấy như thế nào. Có lẽ chỉ biết nhìn nó mà khóc thôi” (Cô Nguyễn Thu An, giáo viên mầm non).
Sẽ chữa trị bằng mọi cách…
“Tìm cách chữa trị và cách ly khỏi đám bạn xấu, cô nghĩ rồi nó sẽ trở lại bình thường nếu con cô là người đồng tính nữ. Y học hiện đại chẳng nhẽ lại bó tay trước đồng tính nữ?” (Cô Hồng Nhung, nhân viên tư vấn bảo hiểm).
“Thực sự cô không biết về đồng tính nữ nhiều nhưng nếu con là người đồng tính nữ, cô sẽ dành thời gian quan tâm đến nó nhiều hơn, đưa nó đến bác sĩ tâm lý và lên mạng tìm hiểu về bệnh đồng tính nữ để tìm cách chữa trị cho nó” (Cô Thu Hà, giáo viên mầm non).
“Ông nghĩ có thể nói cho cháu mình hiểu nếu nó “trót” là người đồng tính nữ. Cần dùng biện pháp mạnh để răn đe vì ông nghĩ đồng tính nữ cũng giống như nghiện, quyết tâm là có thể khỏi” (Ông Bắc Sung, hưu trí).
Tôi sẽ quan tâm đến con…
“Tôi nghĩ rằng xã hội ngày nay có quá nhiều hiện tượng và đồng tính nữ là một hiện tượng như vậy. Phụ huynh chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về đồng tính nữ để đưa ra lời khuyên hữu ích cho con em mình. Đơn giản nhất là khi gặp khó khăn, con cái sẽ tìm đến bố mẹ và gia đình đầu tiên” (Cô Phạm Ngọc Linh, giảng viên đại học).
“Tôi cũng từng được chứng kiến cảnh tượng bạn tôi đuổi đứa con duy nhất ra khỏi nhà chỉ vì nó yêu đứa bạn thân cùng giới. Họ không muốn hàng xóm sỉ nhục. Nhưng hổ dữ còn không ăn thịt con huống chi chúng ta. Tôi sẽ ở bên và chăm sóc, bênh vực con vì tôi thấy xã hội ta vẫn còn kỳ thị người đồng tính nữ nhiều lắm” (Cô Bùi Thị Ngọ, nhân viên kế toán).
“Tôi sẽ ở bên những người thân yêu của mình dù người đó có là người đồng tính nữ hay nghiện ngập. Đơn giản vì họ là người thân yêu nhất của tôi. Nếu có em là người đồng tính nữ, tôi sẽ làm như vậy” (Chị Lại Thị Ngọc Hiếu, nghiên cứu sinh).
“Tôi là người mẹ và tôi không bao giờ bỏ con mình trong lúc khó khăn. Tôi sẽ nói chuyện, gần gũi với con dù rất đau khổ khi biết nó đồng tính nữ. Tôi không muốn phải làm nó đau khổ khi bị mắng nhiếc và thương hại. Tôi nghĩ liệu pháp tâm lý duy nhất để giúp con là gần gũi, chia sẻ cùng nó dù rất đau đớn. Và tôi đã làm như vậy khi biết con gái của mình là les” (Cô Ngọc Hoa, giáo viên).
. . .
Qua những chia sẻ bên trên, không nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể thấy là có khá nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bản chất của xu hướng tình dục đồng tính và điều đó khiến cho họ có thái độ tiêu cực về les. Điều này thêm một lần nữa chứng minh rằng, để được sống là chính mình không phải là điều dễ dàng với các bạn gái đông tính.
Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể mong chờ vào một sự thay đổi thái độ theo hướng tích cực từ các bậc phụ huynh không, và làm thế nào để sự thay đổi ấy diễn ra nhanh hơn? Mời các bạn trẻ và các bậc phụ huynh cùng tiếp tục thảo luận về vấn đề này.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00