Một liều thuốc duy nhất trong 30 giờ đầu có thể ngăn chặn HIV lây từ mẹ sang con Thứ Sáu, 14/02/2020, 10:01
Mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 180.000 trẻ em sinh ra với virus HIV. Một nửa trong số đó sẽ chết sau 2 năm nếu không nhận được biện pháp điều trị.
Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications cho biết: Các nhà khoa học đã tìm ra cách ngăn chặn HIV lây từ mẹ sang con chỉ bằng một liều thuốc duy nhất. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên động vật linh trưởng, cụ thể là những con khỉ giống Raveus Macaque.
Những con khỉ mới sinh đã được điều trị bằng hỗn hợp hai kháng thể chống lại SHIV (chủng HIV trên khỉ) vào thời điểm 30 tiếng sau khi tiếp xúc với virus. Và kết quả là chúng đã được bảo vệ khỏi HIV.
"Những phát hiện đầy hứa hẹn này có thể đồng nghĩa với việc, những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV vẫn có thể đánh bại HIV bằng một biện pháp can thiệp điều trị tinh gọn", giáo sư tiến sĩ Nancy Haigwood, tác giả của nghiên cứu cho biết.
Một liều thuốc duy nhất có thể ngăn chặn HIV lây từ mẹ sang con
180.000 trẻ sơ sinh nhiễm HIV mỗi năm
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ một người mẹ mang thai sang cho con mình có thể lên tới 45%, nếu người mẹ nhiễm HIV không được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV.
HIV có thể truyền từ mẹ sang con ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ thông qua nhau thai. Virus cũng có thể truyền qua đường máu, trong quá trình chuyển dạ hoặc lây truyền trong thời gian cho con bú.
Nếu người mẹ được điều trị bằng thuốc ARV suốt thời kỳ mang thai, chuyển dạ và cho con bú, tỷ lệ lây truyền có thể được giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, đó chưa phải là một con số tuyệt đối. Mỗi năm trên thế giới vẫn có khoảng 180.000 trẻ em sinh ra với virus HIV. Một nửa trong số đó sẽ chết sau 2 năm nếu không nhận được biện pháp điều trị.
Dự phòng phơi nhiễm HIV từ mẹ sang con phải tập trung vào việc phát hiện HIV trên người mẹ, để bắt đầu điều trị ARV sớm nhằm giảm tải lượng virus bên trong cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, đôi khi người mẹ có thể bị nhiễm HIV ngay trong quá trình mang thai, được phát hiện muộn, trong quá trình chuyển dạ hoặc cho con bú. Lúc này, điều trị dự phòng cho đứa trẻ phải được thực hiện sớm.
Hiện nay, phác đồ điều trị dự phòng cho trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm HIV cao yêu cầu ít nhất 6 tuần thuốc ARV liên tục. Trẻ sơ sinh phải uống 2 loại thuốc kết hợp mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống và bắt đầu không muộn hơn 48 tiếng sau sinh.
Nếu trẻ duy trì bú sữa mẹ, quá trình điều trị cần kéo dài thêm 6 tuần nữa. Phác đồ phức tạp này đòi hỏi việc chăm sóc hết sức cẩn thận và tiềm ẩn rủi ro đáng kể. Ngoài ra, loại thuốc ARV được tinh chỉnh thành dạng uống cho trẻ cũng có nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và các nhà nghiên cứu lo lắng rằng chúng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ.
Bởi vậy, giáo sư Haigwood, một nhà nghiên cứu bệnh học và miễn dịch học tại Trường Y Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon đã tự hỏi có cách nào để tinh gọn phác đồ này lại một cách hiệu quả hay không?
Chỉ cần 1 liều thuốc trong vòng 30 giờ đầu
Cùng với đồng nghiệp của mình là tiến sĩ Ann Hessell, giáo sư Haigwood đã tìm ra được một công thức gồm hai kháng thể có tên là PGT121 và VRC07-523 có khả năng ngăn chặn HIV. Các kháng thể không độc hại và có thể được sửa đổi để tồn tại lâu dài trong cơ thể, từ đó giảm tần suất điều trị.
Trong một nghiên cứu trước đây, giáo sư Haigwood đã thử dùng 4 liều kháng thể trên 10 loài linh trưởng khác nhau và thấy rằng những liều thuốc trong vòng 24 giờ đã giúp những con khỉ sơ sinh miễn nhiễm với HIV sau 6 tháng.
Với mục tiêu tiếp tục tinh gọn phác đồ hơn nữa, giáo sư Haigwood đã tìm cách giảm thiểu 4 liều xuống còn 1 liều duy nhất và kéo dài thời gian cửa sổ lên 30 tiếng đồng hồ. Thử nghiệm mới nhất của bà được thực hiện trên khỉ Raveus Macaque sơ sinh đã xác nhận sự thành công của liều thuốc duy nhất đó.
Toàn bộ những con khỉ được cho sử dụng hỗ hợp kháng thể đã không phát triển HIV dạng khỉ được gọi là SHIV. Đây là lần đầu tiên một liều kháng thể trung hòa rộng thành công trong việc ngăn ngừa phơi nhiễm SHIV ở linh trưởng sơ sinh không phải người.
Với mong muốn mở rộng cửa sổ điều trị hơn nữa, giáo sư Haigwood đã thử nghiệm liều kết hợp 2 kháng thể PGT121 và VRC07-523 chia làm 4 lần sau khi đứa trẻ chào đời 48 tiếng đồng hồ. Nhưng kết quả không thành công, 50% số khỉ đó vẫn nhiễm SHIV. Mặc dù vậy, việc điều trị bằng kháng thể không phải không có ích.
Giáo sư Haigwood cho biết những con khỉ sau khi đã dùng kháng thể có thể rút ngắn điều trị dự phòng bằng thuốc ARV xuống một nửa. Nghĩa là chúng chỉ cần uống thuốc thêm 3 tuần để ngăn ngừa SHIV.
Giáo sư tiến sĩ Nancy Haigwood (phía trước bên phải) và nhóm nghiên cứu của bà.
Chia sẻ về hướng nghiên cứu tiếp theo, giáo sư Haigwood và các đồng nghiệp nói rằng họ có kế hoạch thử nghiệm thêm một số kháng thể khác để xem sự kết hợp của chúng có khả năng ngăn chặn HIV tấn công trẻ sơ sinh hay không. Họ cũng cần phải đánh giá xem hỗn hợp kháng thể PGT121 và VRC07-523 có thực sự loại bỏ được virus hay chỉ ngăn chặn nó nhân lên.
Hiện tại, một nhóm các nhà khoa học trong Mạng lưới thử nghiệm lâm sàng các biện pháp điều trị AIDS trên bà mẹ, trẻ sơ sinh và vị thành niên cũng đang nghiên cứu một loại kháng thể duy nhất giúp ngăn chặn lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Các nghiên cứu này đang hướng tới việc bảo vệ 100% số trẻ em sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV, quyết tâm đưa tỷ lệ lây nhiễm về 0%. Một con số tuyệt đối tương đương với 180.000 trẻ em mỗi năm sẽ được bảo vệ, góp phần xóa sổ đại dịch HIV/AIDS trong các thế hệ tương lai.
Tham khảo WHO, Medicalxpress
Trí Thức Trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Chỉ mới chạm bên ngoài liệu có bị lây nhiễm HIV hay không ? Thứ Ba, 11/02/2020, 21:06
- Nhiều khó khăn trong điều trị HIV cho người đồng giới Thứ Sáu, 07/02/2020, 09:21
- Hội nghị 20 năm điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam Thứ Sáu, 31/01/2020, 10:00
- 8 thách thức sức khỏe nhân loại thập niên tới Thứ Sáu, 17/01/2020, 10:00
- 5 vấn đề y tế nổi bật năm 2019 Thứ Sáu, 10/01/2020, 11:00
- Cuộc sống tuyệt vọng của người phụ nữ bị chẩn đoán nhầm HIV Thứ Sáu, 03/01/2020, 10:26
- Cảm động 10 câu chuyện có thật về những người sống chung với HIV Thứ Ba, 24/12/2019, 14:51
- Lần đầu tiên sau 19 năm, các nhà khoa học phát hiện ra một chủng HIV mới Thứ Sáu, 20/12/2019, 11:20
- Giải pháp bền vững cho người bệnh nhiễm HIV Thứ Sáu, 20/12/2019, 09:45
- Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B: Giáo sư đầu ngành huyết học bàng hoàng Thứ Sáu, 13/12/2019, 16:18
- Xét nghiệm HIV 4 lần đều âm tính liệu có chắc chắn không bị HIV không? Thứ Ba, 10/12/2019, 20:00
- Vaccine phòng HIV có thể được ra mắt năm 2021 Thứ Sáu, 06/12/2019, 09:28