Màu sắc tinh dịch tiết lộ vấn đề sức khỏe của quý ông Thứ Hai, 25/02/2019, 11:45

Tinh dịch trong chứng tỏ bạn khỏe mạnh; màu vàng là dấu hiệu nhiễm trùng; màu hồng do huyết áp cao hay quan hệ tình dục quá mức.
Tinh dịch thường có màu trắng xám với kết cấu giống như thạch. Tuy nhiên, màu sắc tinh dịch có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào gen, chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể, theo Healthline.
Trong, trắng hoặc xám
Tinh dịch trong, trắng hoặc xám chứng tỏ bạn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Tinh dịch được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất, protein, hormone và enzyme. Các chất này được sản xuất bởi tuyến tiền liệt, góp phần tạo nên màu sắc và kết cấu.
Màu vàng hoặc xanh lá cây
Màu vàng hoặc màu xanh lá cây thường liên quan đến nước tiểu trong tinh dịch của bạn. Tinh dịch đi qua niệu đạo có thể bị lẫn với nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo nên có màu hơi vàng. Hiện tượng này thường xảy ra nếu bạn xuất tinh ngay sau khi đi tiểu và không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, tinh dịch màu vàng cũng có thể là nguyên nhân của một số căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (tuyến tiền liệt mở rộng), nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) hoặc cơ quan sinh sản khác.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da do có nhiều bilirubin tích tụ trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng để lại khi gan phá vỡ các tế bào hồng cầu. Triệu chứng phổ biến nhất là vàng da và lòng trắng mắt, cũng có thể biến tinh dịch thành màu vàng.
Nguyên nhân khác là có thể do tăng bạch cầu Leukocytospermia khi có quá nhiều tế bào bạch cầu trong tinh dịch.
Ăn thực phẩm có chứa thuốc nhuộm màu vàng có thể dẫn đến màu vàng. Nên tránh thực phẩm chứa lưu huỳnh, hành và tỏi, uống rượu hoặc sử dụng cần sa.
Màu hồng, đỏ, nâu hoặc cam
Màu hồng hoặc đỏ thường là dấu hiệu của máu tươi. Màu nâu hoặc cam thường là máu sau khi đã được tiếp xúc với oxy.
Tinh dịch có máu được gọi là hematospermia, thường liên quan đến sinh thiết tuyến tiền liệt. Phẫu thuật sinh thiết được thực hiện khi bác sĩ lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt của bạn làm cho máu rò rỉ vào đường tiết niệu hoặc ống dẫn xuất tinh khiến màu chuyển sang đỏ, hồng hoặc nâu.
Huyết áp cao có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch, nhất là khi không được điều trị kịp thời.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, chlamydia và lậu có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt nếu không được điều trị, viêm tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân.
Quan hệ tình dục quá thường xuyên hoặc thủ dâm xuất tinh thường xuyên có thể khiến máu xuất hiện. Không đạt cực khoái trong một thời gian dài, hoặc dừng quan hệ trước khi xuất tinh, cũng có thể khiến máu chảy vào tinh dịch. Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và hiện tượng này sẽ khỏi trong vòng một hoặc hai ngày.
Trong một số ít trường hợp, tinh dịch có máu là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo.
Màu đen
Máu đen thường là máu cũ trong cơ thể bạn đã có từ lâu.
Tinh dịch màu đen cũng có thể liên quan đến chấn thương tủy sống hoặc do hàm lượng kim loại nặng cao như chì, mangan và niken, dẫn đến màu sẫm.
Bên cạnh đó, tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm, nước hoặc các yếu tố môi trường khác cũng khiến tinh dịch đổi màu, ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng bất thường khác, hãy hẹn gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Theo: vnexpress
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Quan hệ tình dục: "Hòa tấu" bao lâu để được thăng hoa? Thứ Sáu, 22/02/2019, 23:25
- Đau lưng sau khi 'yêu': Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Thứ Năm, 21/02/2019, 10:00
- Stress và tình dục - Mối quan hệ hai chiều Thứ Tư, 20/02/2019, 10:26
- Xuất tinh sớm và cách khắc phục Thứ Tư, 20/02/2019, 09:40
- Những lý do giúp một mối quan hệ luôn bền vững Thứ Ba, 19/02/2019, 14:24
- Stress và tình dục - Mối quan hệ hai chiều Thứ Hai, 18/02/2019, 10:10
- Cực khoái có hoàn toàn “khoái”? Thứ Hai, 18/02/2019, 10:00
- Kiến thức cần biết để 'thượng mã phong' không còn là tai nạn nguy hiểm chốn phòng the Thứ Hai, 18/02/2019, 09:15
- Valentine và sức khỏe sinh sản Thứ Năm, 14/02/2019, 21:58
- Giải mã vùng cảm giác tuyệt đỉnh của đàn ông Thứ Ba, 12/02/2019, 16:05
- 10 tác nhân không ngờ làm suy yếu tinh trùng Thứ Ba, 12/02/2019, 16:00
- Chlamydia gây bệnh mắt hột Thứ Ba, 12/02/2019, 15:33