Lúc gặp áp lực, những người thông minh sẽ dùng 7 cách này để đối phó Thứ Năm, 19/01/2023, 14:00
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các giáo sư đến từ đại học Athens, Hy Lạp, mới đây cho rằng cấp độ cao của trí thông minh cảm xúc liên hệ chặt chẽ với áp lực thấp trong công việc.
Dưới đây là những cách mà người có chỉ số thông minh và cảm xúc cao dùng để đối phó với căng thẳng và áp lực.
1. Biết mình là ai
Người có chỉ số cảm xúc cao luôn ý thức được bản thân và nhận ra những yếu tố tác động đến tâm trạng của mình. Điều này giúp họ nhận ra những yếu tố gây căng thẳng sớm và tìm cách đối phó với chúng.
Nếu bạn cảm thấy áp lực, hãy dành một phút để nghĩ về những điều có thể giúp bạn lấy lại tinh thần. Ngay lập tức, mọi căng thẳng mệt mỏi sẽ tan biến khi bạn tưởng tượng ra những điều tốt đẹp đang ở trước mắt. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận thức được khi nào thì nên dừng lại trước khi mọi thứ quá tải.
2. Nhận thức được mọi thứ xung quanh
Chỉ số cảm xúc càng cao thì chúng ta càng biết thông cảm và sẻ chia với người khác, thay vì chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Bạn sẽ đặt mọi thứ ở góc nhìn trực quan hơn để tránh rơi vào những trường hợp căng thẳng mất kiểm soát.
Nhận thức mọi thứ xung quanh cũng là một loại quyền lực. Khi bạn cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra căng thẳng ở người khác sẽ giúp bạn học được sự cảm thông – một yếu tố rất quan trọng để có cuộc sống hạnh phúc.
3. Biết ứng phó, thay vì phản ứng
Khi cảm thấy bị đe dọa hoặc tấn công, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là bật lại ngay lập tức. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là việc nên làm. Phản ứng lại là một điều rất dễ, nhưng ứng phó thế nào mới khó.
Bạn cần phải phân tích và suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo. Thay vì bế tắc hoặc tự tạo áp lực cho chính bản thân, những người có chỉ số cảm xúc cao thường xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ để tìm cách ứng phó với nó trước khi phản ứng lại.
4. Biết lắng nghe
Trong cuộc sống, ai cũng cần người khác lắng nghe và thấu hiểu. Một trong những mâu thuẫn tồi tệ nhất là vì ai cũng cảm thấy họ không được lắng nghe. Bất đồng và tranh cãi vẫn có thể nổ ra, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết lắng nghe.
Những người có chỉ số cảm xúc cao biết rằng nó đáng để dành thời gian và nỗ lực để thấu hiểu cảm xúc của người khác, những lo lắng và thất vọng của họ là gì. Lắng nghe sẽ giúp bạn cảm nhận cuộc sống xung quanh tốt hơn.
5. Tăng cường vốn từ vựng về cảm xúc
Khả năng xác định và bày tỏ chính xác những gì đang cảm thấy sẽ giúp bạn đối phó với mọi tình huống tốt hơn. Chẳng hạn, việc nói ra rằng bạn đang thất vọng có thể là một tín hiệu tốt để bạn ổn định cảm xúc và tìm cách vượt qua nỗi thất vọng.
Bạn cần phải xác định được cảm xúc của mình trước khi đưa ra các lựa chọn về việc đối phó với chúng. Phân biệt được cảm xúc tiêu cực có ích hơn bạn nghĩ rất nhiều.
6. Nhìn nhận vấn đề đa chiều
Trí tuệ cảm xúc có thể làm tăng khả năng nhận thức của con người thay vì những cái nhìn phiến diện. Cuối năm với những cuộc hẹn hò, liên hoan cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đôi khi có thể khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, căng thẳng còn dẫn đến mâu thuẫn.
Người có chỉ số cảm xúc cao luôn biết rằng, dù có mâu thuẫn với bất cứ ai nhưng họ vẫn phải cố gắng nhìn nhận vấn đề ở góc độ đa chiều. Điều này cho phép họ tránh khỏi sự phán xét hoặc tranh chấp. Nếu căng thẳng che lấp tầm nhìn của họ, người thông minh sẽ biết cách phân tích vấn đề để mọi chuyện sáng tỏ trở lại.
7. Yêu cầu sự giúp đỡ
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, bạn cần phải tìm thấy sự giúp đỡ. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn nhận thức được giới hạn của bản thân. Họ biết khi nào họ có thể tự xoay sở và khi nào sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác. Và khi áp lực quá lớn, họ sẽ không ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của người khác.
Nguồn Genk VN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 8 phương pháp giúp bạn từ bỏ thói quen xấu Thứ Năm, 19/01/2023, 13:00
- Người yêu cũ đã dạy bạn điều gì? Thứ Hai, 16/01/2023, 20:00
- Hội chứng sợ đám đông: Có thể khắc phục như thế nào? Thứ Hai, 16/01/2023, 17:00
- Càng "vứt bỏ" 4 thứ này, cuộc đời càng hưởng phúc khí, tai hoạ tự tránh xa: Nhiều người cố giữ rồi phải ôm hận ở tuổi trung niên Thứ Hai, 16/01/2023, 17:00
- Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không? Thứ Hai, 16/01/2023, 14:00
- "Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai" - Là con gái, ai cũng phải tâm đắc với lời khuyên này! Thứ Hai, 16/01/2023, 14:00
- Viêm phụ khoa khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi? Thứ Năm, 12/01/2023, 16:00
- 13 VIỆC CHỒNG CẦN LÀM ĐỂ VỢ BẦU VUI VẺ, THAI NHI KHỎE MẠNH Thứ Năm, 12/01/2023, 15:00
- Chồng Không Nên Làm Gì Khi Vợ Mang Thai Thứ Năm, 12/01/2023, 15:00
- 14 VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý Thứ Năm, 12/01/2023, 14:00
- Phụ nữ có nên uống thuốc giảm đau khi đến chu kỳ kinh nguyệt? Thứ Hai, 09/01/2023, 15:00
- Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và đúng cách Thứ Hai, 09/01/2023, 14:00