Làm thế nào để vượt qua cú sốc ''đường ai nấy đi''? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Không dễ gì vượt qua có sốc
Chia tay, nói 1 câu là xong. Nhưng yêu thương, giận dữ và đau khổ thì không phải sẽ hết ngay theo câu nói ấy, nó sẽ còn theo “hành” teen nhiều. Làm thế nào để vượt qua?
Đừng chọn cách “vứt, xé, đốt”
Có một thói quen rất phổ biến không chỉ riêng với teen, mà hầu như tất cả mọi người đều làm vậy. Đó là khi đã không còn yêu thương thì sẵn sàng tung hê tất cả. Bao nhiêu thứ là “kỷ vật một thời” đều đem vứt hết, ném hết, xé hết, xóa hết không thương tiếc. Nhưng có bao giờ teen tự hỏi chính mình, làm như vậy có giúp mình quên nhanh, nhẹ lòng thanh thản hơn không?

Đừng để cho mình có quá nhiều thời gian trống
Thực tế là những lúc không có việc gì làm, người ta thường suy nghĩ lung tung. Vậy nên nếu trong lòng đã có chuyện buồn, đã phải suy nghĩ, thì tuyệt nhiên không nên để cho mình có quá nhiều thời gian trống. Hãy dành thời gian mà trước đó bạn vẫn dành cho người ấy để ở bên cạnh gia đình, bạn bè và chăm sóc bản thân mình, teen nhé.
Tuấn Hùng (THPH NT) kể: “Chia tay xong, buồn quá, tớ gọi cho mấy thằng bạn đi chơi game. Lâu lắm rồi không tụ họp bạn bè, yêu đương chiếm hết khoảng thời gian rảnh rỗi. Giờ gặp chúng nó thấy vui thật đấy, chơi một trận đã đời, tớ cảm thấy nhẹ lòng đi bao nhiêu. Những ngày tiếp theo, tớ gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, dần dần tớ cũng nguôi ngoai chuyện tình cảm.”
Linh Chi (THPT MC) thì dành thời gian của mình cho việc chăm sóc gia đình. Trước việc nhà toàn mẹ bạn ý làm thôi. Đến lúc chia tay rồi, Chi bắt đầu học giúp mẹ những việc ấy, thậm chí còn đi chợ nấu cơm, chia sẻ với mẹ để mẹ bạn bớt vất vả. Bận bịu giúp Chi đỡ nghĩ linh tinh, còn bố mẹ và cậu em trai thì vô cùng hào hứng khi ăn cơm cô con gái diệu nấu. Cô nàng phát hiện ra là, tình cảm gia đình mới là quan trọng và sẽ luôn khiến Chi cảm thấy ấm áp.

Chia tay được 2 tuần, Nam (sn1991) tình cờ gặp lại Ex của mình trên mạng. Cậu “nhảy” vào nick trò chuyện rất bình thường, hỏi han này nọ. Ex trả lời câu được câu chăng, Nam lại tưởng người ta đang đau khổ lắm. Cậu đề nghị 2 đứa làm bạn, để Ex không còn cảm thấy đau khổ tuyệt vọng nữa. Đâu ngờ, cô bạn sẵng giọng từ chối và chỉ nửa giờ sau, cậu đã biết tin Ex chẳng suy sụp như cậu tưởng, cô ấy đang rất vui bên bạn bè nên không muốn có sự liên hệ gì với Nam.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00