Làm sao để kiềm chế khi nóng giận? Thứ Hai, 05/01/2015, 23:50
Mỗi khi mình nóng giận với bạn của mình là mình lại lớn tiếng với bạn ấy, kết quả là bọn mình giận nhau mãi mới làm lành được. Mình không muốn như vậy, có cách nào đó để kiềm chế nóng giận không?
(Bạn nữ, 13 tuổi, Hà Nội)
Tình nguyện trẻ phần nào hiểu được mong muốn học được cách kiềm chế sự nóng giận của bạn bởi việc không kiểm soát được cảm xúc này đã và đang ảnh hưởng tới mối quan hệ của bạn với bạn bè mình. Nóng giận ảnh hưởng tới tình bạn xung quanh chúng ta thì hẳn không ai mong muốn cả, vì vậy, Tình nguyện trẻ sẽ cung cấp cho bạn một vài bí kíp kiềm chế nóng giận nhé!
Chúng mình cùng tưởng tượng một chút nhé! Cảm xúc của chúng ta như một quả bóng bay, sự nóng giận là không khí được thổi vào. Khi nóng giận tích tụ, không khí nhiều khiến quả bóng bay căng phồng lên cho tới khi có thể vỡ tung ra, lúc này chúng ta có thể làm những gì nhỉ?
Điều đầu tiên là chúng ta cần nhận diện được dấu hiệu của sự nóng giận. Bạn có thể tự xem xét xem trong những tình huống nào bạn xuất hiện sự nóng giận để bản thân tự tránh đề cập đến với bạn bè. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể cảm nhận để nhận biết được cơn nóng giận đang xảy đến. Bạn thấy đấy, khi bức xúc dâng cao, mặt bạn có thể nóng lên, tim đập nhanh hơn, tiếng nói to hơn…lúc này, chúng mình biết được rằng bản thân đang nóng giận đấy. Chúng ta có thể tự nhắc nhở trong đầu: “Mình đang nóng giận, việc tiếp tục nói chuyện sẽ gây tranh cãi có thể lại giận nhau như những lần trước và mình không muốn như vậy”.
Có một số cách có thể kiềm chế nóng giận như: không tiếp tục nói chuyện lúc đang tức giận; Giao hẹn với bạn của bạn rằng bạn sẽ đi ra ngoài 30 phút rồi quay lại nói chuyện tiếp (phương pháp time—out); Bạn cũng chú ý không nói bóng gió gây hiểu lầm, làm cơn giận tăng cao thêm. Trong thời gian tạm dừng cuộc nói chuyện để tránh xảy ra xung đột, bạn có thể đi ăn cái gì mình thích, uống một cốc nước mát, nghe nhạc, tìm một công việc gì đó để làm, hít thở sâu, đếm từ 1-10,20, 30…Khi đi ra ngoài, bạn tuyệt đối không nên gặp ai đó và nói về vấn đề bạn đang bực bội vì điều này sẽ có thể khiến sự bực bội quay trở lại hoặc tăng cao. Bạn có thể chia sẻ với ai đó nhưng chỉ nên làm điều đó khi đầu bạn đã “nguội” vì khi đó trái tim bạn “tỉnh táo” hơn.
Chúc bạn kiềm chế được cơn nóng giận và có những tình bạn đẹp!
Tình nguyện trẻ
Lượt xem: 3379
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
Các tin khác
- Liệu em có bị HIV? Thứ Bẩy, 03/01/2015, 19:29
- Tiêm vắc xin HPV khi đã có quan hệ tình dục Thứ Năm, 25/12/2014, 20:49
- Hút thai có bị vô sinh? Thứ Ba, 23/12/2014, 12:19
- Tỉ lệ có thai khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Chủ Nhật, 21/12/2014, 19:23
- Tại sao lại thích yêu con trai? Thứ Sáu, 19/12/2014, 21:38
- Cách kiểm tra bao cao su bị rách Thứ Ba, 16/12/2014, 21:28
- Khi bạn gái không ham muốn tình dục? Thứ Hai, 15/12/2014, 13:20
- Em phải làm sao? Thứ Bẩy, 13/12/2014, 15:24
- Hoang mang vì sợ bị nhiễm HIV Thứ Năm, 11/12/2014, 13:20
- Em nên giải quyết ra sao? Thứ Ba, 09/12/2014, 11:51
- “Mạng của chúng tôi kị nhau”? Thứ Năm, 27/11/2014, 00:00
- Lo ngại sau phẫu thuật cong dương vật? Thứ Hai, 24/11/2014, 00:00