Làm gì để thực hiện mục tiêu 90-90-90? Thứ Hai, 26/11/2018, 15:15
Ảnh minh họa (Internet)
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 của Liên hợp quốc (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút kiểm soát được số lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác). Vậy hiện chúng ta đang ở đâu và cần làm gì để thực hiện mục tiêu này?
Dịch HIV vẫn diễn biến phức tạp
Báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trong cả nước. So với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm khoảng 3%; số trường hợp AIDS giảm khoảng 27%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng trở lại trong nhóm nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và cả phụ nữ bán dâm. Một điểm đáng lưu ý là sự gia tăng số người sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn có khả năng dẫn đến nguy cơ đợt dịch mới xuất hiện trong nhóm trẻ.
Chúng ta đang ở đâu của mục tiêu 90-90-90?
Theo thông tin từ Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện số người nhiễm HIV ước nhiễm trong cộng đồng là khoảng 248.000 người, trong đó mới có 185.000 người biết tình trạng HIV của mình (chiếm 75%); 127.000 người trong số biết được tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị ARV (chiếm 69%) và 118.110 người trong số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưỡi ngưỡng phát hiện (chiếm 93%). Như vậy, cần phải rất nỗ lực mới có thể hy vọng đạt được mục tiêu 90-90-90 với số người nhiễm ước nhiễm trong cộng đồng.
Cần làm gì để thực hiện mục tiêu 90-90-90?
Mục tiêu thứ nhất: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, mọi người cần phải đi xét nghiệm HIV sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc nghĩ mình có thể bị nhiễm HIV. Vì chỉ có xét nghiệm mới biết được tình trạng nhiễm HIV. Hiện ở nước ta có nhiều loại xét nghiệm nhưng có hai loại chính là xét nghiệm tìm kháng thể và xét nghiệm tìm kháng nguyên. Việc xét nghiệm sẽ cho chúng ta kết quả dương tính hay âm tính với HIV; có thể được thực hiện tại cộngđồng, trạm y tế xã và các cơ sở y tế.
Ảnh minh họa
Nước ta đã và đang triển khai đa dạng các phương pháp tiếp cận tư vấn xét nghiệm tại các tỉnh dự án: Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng; xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung; tự xét nghiệm; xét ngiệm trọng trại giam; xét nghiệm máu, dịch miệng… Đã có 1345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó 1.250 phòng xét ngiệm sàng lọc HIV ở tất cả 100% số huyện; 138 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người không hiểu lợi ích của xét nghiệm sớm nên không đi hoặc ngại đi xét nghiệm hoặc sợ lộ danh tính nên phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện muộn trong quá trình khám, chữa bệnh.
Người nhiễm HIV được chẩn đoán và điều trị ngay trong ngày hoặc sớm trong tuần với 429 cơ sở điều trị tại 63/63 tỉnh, thành phố. Thuốc ARV hiện đang được miễn phí, các chi phí khác BHYT sẽ chi trả. Bắt đầu từ 1/1/2019 sẽ tiến hành chi trả thuốc ARV qua BHYT tại một số điểm điều trị ARV.
Việc triển khai điều trị ARV đã được mở rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 429 cơ sở điều trị, 652 trạm y tế cấp phát thuốc ARV và triển khai điều trị ARV tại 32 trại giam và 2 trại tạm giam. Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện mục tiêu này là nhiều người chưa nhận thức được lợi ích của điều trị ARV, còn chủ quan khi thấy mình khỏe mạnh và sợ lộ danh tính…
Thuốc ARV chữa HIV/AIDS được BHYT chi trả
Mục tiêu thứ 3: 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế/ phát hiện (ngưỡng phát hiện là số lượng HIV máy có thể phát hiện được; ngưỡng ức chế là ngưỡng cho biết điều trị có hiệu quả, tải lượng virus là số virus/1ml máu, K=K nghĩa là không phát hiện= không lây truyền).
Lợi ích khi đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện là không làm lây truyền HIV sang bạn tình và điều trị ARV có hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ điều trị và xét nghiệm tải lượng virus định kỳ, năm đầu xét nghiệm 2 lần, và những năm sau một lần/năm và bệnh nhân cần phải biết được hiệu quả điều trị thông qua tải lượng virus này.
Xuân Thủy
Theo suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Đừng chạy trốn Thứ Ba, 20/11/2018, 16:25
- Hoa cúc vạn thọ có khả năng kháng virus HIV và ung thư Thứ Năm, 15/11/2018, 16:03
- Cảm ơn em, người yêu có HIV của tôi! Thứ Năm, 25/10/2018, 16:00
- Liệu pháp miễn dịch đầu tiên điều trị HIV mở đường cho việc chữa khỏi bệnh Thứ Năm, 18/10/2018, 15:00
- Hà Nội: Cẩn thận với nguy cơ lây nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp không an toàn Thứ Sáu, 24/08/2018, 10:00
- Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người Thứ Sáu, 15/06/2018, 08:30
- Ăn hạt anh túc có làm bạn thoát cuộc kiểm tra ma túy không? Thứ Sáu, 08/06/2018, 09:30
- Virus cổ xưa có "họ hàng với HIV" đột nhiên trỗi dậy Thứ Năm, 17/05/2018, 16:30
- Tế bào miễn dịch được cho là vô dụng thực ra là vũ khí chống lại HIV Thứ Sáu, 04/05/2018, 09:30
- Cách xử lý khi bị "người lạ" đâm kim nhiễm HIV Thứ Năm, 04/01/2018, 11:30
- Liệu pháp gen sử dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị HIV/AIDS Thứ Ba, 02/01/2018, 09:30
- Thuốc ARV chặn lây nhiễm HIV/AIDS Thứ Ba, 26/12/2017, 15:30