Đừng chạy trốn Thứ Ba, 20/11/2018, 16:25
Ảnh minh họa (Internet)
Thế là đã hơn hai tháng, cậu bệnh nhân ấy vẫn không quay lại lấy kết quả xét nghiệm của mình. Cầm tờ kết quả xét nghiệm HIV cất lại vào trong ngăn tủ không biết lần này là lần thứ mấy, tôi trăn trở suy nghĩ bao điều.
Còn nhớ ngày hôm đó có một em bệnh nhân vào khám vì lý do em thấy lo lắng, căng thẳng, mất ngủ. Em nói là có sử dụng chất gây kích thích ảo giác. Chỉ định bệnh nhân đi khám và kiểm tra sức khỏe tổng thể xong tôi cũng chẳng có điều gì phải suy nghĩ về trường hợp bệnh nhân này. Nhưng đi được một lúc, em bệnh nhân đó lại loanh quanh quay lại gãi đầu gãi tai trình bày.
- Bác sĩ ơi cho em kiểm tra thêm xét nghiệm viêm gan b, HIV nữa được không ạ? Em chuẩn bị đi lao động nước ngoài nên em muốn kiểm tra trước.
- Được em ạ.
Cuối giờ, mình nhận được từ phòng xét nghiệm: Hẹn 3h chiều ngày hôm sau mới có kết quả vì cần làm thêm phương pháp khác để chẩn đoán chính xác. Tôi đã dự đoán điều gì đã xảy ra, còn cậu bệnh nhân thì bồn chồn, nét hoang mang thể hiện trên khuôn mặt.
Chiều hôm sau, tôi cầm trên tay tờ phong bì trả kết quả của khoa vi sinh. Kết quả dương tính với HIV có chữ ký của trưởng khoa và xét nghiệm được tiến hành bằng 3 kỹ thuật khác nhau. Cậu bệnh nhân ngồi ngoài chờ kết quả với một sự sợ hãi, hoảng hốt. Cậu đi đi lại lại bồn chồn và đến khi tôi gọi cậu ấy vào nhận kết quả thì không thấy đâu, dường như nỗi sợ hãi một sự thật là mình đã bị HIV đã khiến cậu trốn chạy, không muốn chấp nhận là mình đã mắc căn bệnh này.
Ấn tượng của tôi với em bệnh nhân này là một cậu thanh niên cao, nhanh nhẹn không có vẻ gì của một tay ăn chơi với những hình xăm trổ trên người như những bệnh nhân nhiễm HIV mà tôi từng gặp. Chính vì vậy, tôi không mảy may có sự nghi ngờ gì khi em muốn làm xét nghiệm HIV. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp khi trả kết quả dương tính với HIV, nhưng bệnh nhân họ không sợ hãi như vậy. Còn em có lẽ vì không ngờ điều đó lại xảy ra với mình nên em đã sốc. Có thể vốn là một con người ngoan ngoãn không chơi bời nhưng vì một lần em nghe theo sự lôi kéo của bạn bè mà điều không may mắn đã xảy đến. Vì vậy em đã chạy trốn, chạy trốn một sự thật nghiệt ngã đối với em.
Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội.
Còn nhớ hồi sinh viên, cách đây đã 20 năm, hồi đó căn bệnh HIV/AIDS được gắn với cái tên ai cũng sợ: Căn bệnh thế kỷ mà bọn sinh viên chúng tôi khi đi lâm sàng gặp bệnh nhân vào điều trị là thấy ái ngại và hay ngồi một góc xì xào với nhau, có chút gì đó kỳ thị với họ so với những bệnh nhân khác, thậm chí còn không cả tiếp xúc với bệnh nhân vì nhiều lý do. Và sự kỳ thị nặng nề của xã hội với căn bệnh này đã tạo ra sự thiệt thòi cho người bệnh và đôi khi mang lại cả những bất lợi cho xã hội bởi sự che giấu bệnh tật của họ.
Có một lần, khi khám một bệnh nhân rối loạn ý thức, tôi cho bệnh nhân đi chụp CT, kết quả có tổn thương nghi ngờ. Sau khi hội chẩn với đồng nghiệp, chúng tôi đề nghị bệnh nhân đi xét nghiệm HIV thì bệnh nhân và người nhà mới khai ra là đang điều trị thuốc ARV. Rồi câu chuyện đồng nghiệp của chúng tôi ở bệnh viện phụ sản đã bị phơi nhiễm với HIV khi mổ cấp cứu cho một bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ không kịp chờ đợi kết quả xét nghiệm về mà phải mổ ngay. Trường hợp này có lẽ cũng vì lý do sợ sự kỳ thị mà người nhà hay bệnh nhân đã không nói ra những điều mà lẽ ra họ phải thông báo cho bác sĩ và êkíp mổ - những người đã bất chấp cả nguy cơ có thể mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm để cứu người bệnh.
Bây giờ xã hội đã có nhiều thay đổi, bệnh nhân nhiễm HIV không còn bị kỳ thị như xưa, họ được xã hội, y bác sĩ coi như một bệnh nhân như bao người bệnh khác được điều trị và nếu có lối sống lành mạnh họ vẫn có thể sống như người bình thường.
Tôi cất lại tờ kết quả xét nghiệm vào ngăn kéo, khóa lại cẩn thận, mong một ngày em bệnh nhân quay lại và đón nhận những điều tư vấn của bác sĩ rằng căn bệnh đó cũng không đáng sợ như em nghĩ.
BS. Yến Trang
Theo suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Hoa cúc vạn thọ có khả năng kháng virus HIV và ung thư Thứ Năm, 15/11/2018, 16:03
- Cảm ơn em, người yêu có HIV của tôi! Thứ Năm, 25/10/2018, 16:00
- Liệu pháp miễn dịch đầu tiên điều trị HIV mở đường cho việc chữa khỏi bệnh Thứ Năm, 18/10/2018, 15:00
- Hà Nội: Cẩn thận với nguy cơ lây nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp không an toàn Thứ Sáu, 24/08/2018, 10:00
- Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người Thứ Sáu, 15/06/2018, 08:30
- Ăn hạt anh túc có làm bạn thoát cuộc kiểm tra ma túy không? Thứ Sáu, 08/06/2018, 09:30
- Virus cổ xưa có "họ hàng với HIV" đột nhiên trỗi dậy Thứ Năm, 17/05/2018, 16:30
- Tế bào miễn dịch được cho là vô dụng thực ra là vũ khí chống lại HIV Thứ Sáu, 04/05/2018, 09:30
- Cách xử lý khi bị "người lạ" đâm kim nhiễm HIV Thứ Năm, 04/01/2018, 11:30
- Liệu pháp gen sử dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị HIV/AIDS Thứ Ba, 02/01/2018, 09:30
- Thuốc ARV chặn lây nhiễm HIV/AIDS Thứ Ba, 26/12/2017, 15:30
- Đột phá: Phát hiện ra kháng thể mới có thể tiêu diệt 99% chủng virus HIV Thứ Ba, 03/10/2017, 14:30