Giao diện chuẩn

Làm gì để “Thúc đẩy hợp tác liên ngành trong phòng, chống xâm hại trẻ em tại Việt Nam”? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

tamsubantre.org - Cũng như các nước khác trên thế giới, mặc dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều biện pháp trong việc ngăn ngừa hiện tượng bạo lực và xâm hại trẻ em, thế nhưng nó vẫn diễn biến một cách rất phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhận thấy sự cấp bách trong vấn đề này, từ 15-16/12/2001, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Thúc đẩy hợp tác liên ngành phòng, chống xâm hại trẻ em ở Việt Nam” do ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng quốc hội tổ chức.

Đến tham dự hội thảo, ngoài lãnh đạo của các bộ, ban ngành giáo dục, tư pháp, y tế, còn có rất nhiều đại biểu từ nước ngoài. Qua đó, những kinh nghiệm và bài học thiết thực trong việc bảo vệ trẻ em đã được bạn bè quốc tế chia sẻ, góp phần không nhỏ trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em và công tác phối hợp liên ngành cho Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, giáo sư Trần Quỵ - phó chủ tịch hội y học Việt Nam, trưởng ban giám sát và phản biển các vấn đề xã hội của hội Y học đã thẳng thắn: “Qua các bài tham luận của các đại biểu đến tham dự, chúng ta có thể thấy rằng tại Việt Nam đã có rất nhiều những can thiệp, những hành động nhằm bảo vệ quyền của trẻ em, nhưng tại sao tỷ lệ xâm hại trẻ em lại ngày càng tăng lên? Theo báo cáo của cục cảnh sát hình sự, bộ công an, năm 2011, toàn quốc phát hiện 1385 vụ xâm hại trẻ em, 1548 đối tượng, xâm hại 1397 em (so với năm 2010 tăng 25 vụ, chiếm 1,8%). Phải chăng như vậy là vì những hành động của chúng ta chỉ mang tính chất phong trào?”.

Tiếp lời, bà Nguyễn Hiền Đức, công dân chống tham nhũng tiêu biểu của thành phố Hà Nội cũng đưa ra hang loạt những thắc mắc liên quan đến việc “tại sao hàng loạt những vụ xâm hại trẻ em dù đã có bằng chứng cụ thể song vẫn bị “chìm suồng”? Phải chăng là vì chức trách, nhiệm vụ của từng ban ngành vẫn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có quy định khiển trách, kỷ luật với những người, những nơi để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em?”.

Cũng bức xúc với tình trạng trẻ em bị xâm hại, đại diện của viện Khoa học Việt Nam khẳng định: “Qua hơn 7 năm làm dự án “Những mảng đời trẻ thơ”, chúng tôi nhận thấy rằng tình trạng bạo hành học sinh do thầy cô giáo gây ra lớn hơn rất nhiều so với việc học sinh tự đánh nhau, song các báo cáo lại chưa đề cập đến vấn đề này. Đó là do thiếu sót của các báo cáo hay thực sự vấn đề này không nghiêm trọng?”

Trước hàng loạt những câu hỏi của các đại biểu tham dự, bà Ngô Thị Minh – phó chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã kết luận: tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn tăng lên hàng năm đầu tiên là do thiếu người chuyên trách, người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tiếp theo đó là do sự liên kết giữa các ban ngành còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ nên đã tạo ra kẽ hở cho kẻ phạm tội. Do đó, qua hội thảo này, chúng ta cần tạo dư luận xã hội mạnh mẽ với những kẻ xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó cần đề xuất những nội dung để hoàn chỉnh luật bảo vệ trẻ em. Điều cần thiết hơn cả là cần có cơ chế phối hợp liên ngành để những vụ xâm hại không bị “chìm suống”.

Bàn về vấn đề phối hợp liên ngành, các đại biểu tham dự đã đưa ra mô hình “chân kiềng” trong việc bảo vệ trẻ em bao gồm: chính phủ, quốc hội và các tổ chức xã hội. Theo đó chính phủ cần thành lập ủy ban quốc gia về phòng chống xâm hại trẻ em, quốc hội cần cải tổ luật và các tổ chức xã hội cần có ban ngành thường trực làm nhiệm vụ tư vấn, phản biện và cần có đại diện bảo vệ quyền trẻ em ở các tuyến cộng đồng giống như các nước phát triển khác. Trên cơ sở đó, để phối hợp liên ngành hiệu quả, bộ máy hoạt động từ trung ương đến địa phương cần thống nhất phương thức hoạt động, ba “chân kiềng” phải rõ đầu mối, rõ thành viên cũng như trách nhiệm của từng người.

Sau hai ngày thảo luận sôi nổi, hội thảo “Thúc đẩy hợp tác liên ngành trong phòng, chống xâm hại trẻ em” kết thúc với mong đợi về những hành động thiết thực sẽ có trong tương lai để trẻ em có thể sống trong môi trường lành mạnh, an toàn.

Quỳnh Chi

Lượt xem: 1124

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 23
Lượt truy cập: 35301352

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik