LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓI VỚI CHA MẸ VỀ TRÁNH THAI VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC? Thứ Sáu, 13/12/2019, 15:00
Ảnh minh họa (Internet)
Nói với cha mẹ về vấn đề giới tính có thể ngượng ngùng nhưng cũng rất hữu ích và đưa mọi người lại gần nhau hơn. Điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn sau mỗi lần nói chuyện.
Làm thế nào để tôi nói với cha mẹ về vấn đề giới tính (sex)?
Với vài người, nói chuyện với cha mẹ về sex là khá dễ dàng. Một vài gia đình khác lại không quá cởi mở về đề tài này. Dù thế nào, việc cảm thấy chút xấu hổ hoặc lo lắng khi đưa ra chủ đề giới tính với người lớn trong gia đình là rất bình thường. Bạn có thể lo ngại rằng cha mẹ sẽ nổi giận, sẽ thất vọng hoặc khó chịu khi bạn hỏi họ về việc tránh thai hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên có thể bạn sẽ ngạc nhiên: phần lớn thời gian các bậc phụ huynh sẽ vui lòng khi bạn đã tìm tới họ, và trở nên có trách nhiệm trong việc bảo về sức khỏe cho bản thân.
Cha mẹ đều từng ở độ tuổi của bạn và biết những năm tháng tuổi teen là như thế nào. Họ có thể đã biết nhiều về sex, về các biện pháp tránh thai và STDs. Ngay cả khi phụ huynh không có câu trả lời cho mọi vấn đề, họ có thể giúp bạn tìm cách có được thông tin bạn cần, hoặc tìm cho bạn một bác sĩ hoặc người điều dưỡng để nói chuyện.
Ảnh minh họa (Internet)
Cha mẹ bạn cũng có thể giúp bạn trong việc tránh thai, kiểm tra STDs và các dịch vụ khám sức khỏe giới tính khác như vắc-xin HPV. Nhưng nếu bạn không cảm thấy an toàn khi nói với cha mẹ về những vấn đề này, bạn có thể đi gặp riêng bác sĩ (phụ thuộc vào nơi bạn sinh sống).
Liệu cha mẹ có phát hiện ra tôi dùng các biện pháp tránh thai hay đi khám bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Phần lớn thời gian bạn không cần sự cho phép của cha mẹ để thực hiện các biện pháp tránh thai và kiểm tra STD. Tại Mỹ, nhiều bang đã có luật đặc biệt về sự đồng thuận cha mẹ (parental consent laws) giúp bảo vệ quyền được thực hiện các dịch vụ sức khỏe giới tính một cách riêng tư, ngay cả khi bạn dưới 18 tuổi. Tuy nhiên luật ở mỗi bang là khác nhau. Có những nơi mà phòng khám có thể liên hệ với cha mẹ hoặc người giám hộ của bạn nếu bạn chưa đủ 18 tuổi. Bạn có thể hỏi phòng khám hoặc cơ sở y tế địa phương về các chính sách bảo mật của họ khi đặt lịch hẹn.
Nếu bạn sử dụng bảo hiểm y tế của phụ huynh để chi trả các đơn thuốc hoặc buổi khám, gia đình bạn có thể sẽ nhận được thông báo qua thư về dịch vụ bạn đã làm. Nếu bạn dùng bảo hiểm y tế của người khác và không muốn họ biết về việc khám bệnh, hãy gọi cho công ty bảo hiểm để tìm hiểu về chính sách bảo mật của họ. Số điện thoại thường nằm ở mặt sau thẻ bảo hiểm (hoặc bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc y tá của mình).
Ảnh minh họa (Internet)
Bạn cũng có thể liên hệ với cơ sở y tế địa phương để xem liệu họ có thể làm miễn phí hoặc giảm giá các dịch vụ tránh thai hay kiểm tra STD mà không sử dụng bảo hiểm của cha mẹ hay không. Một số nơi có chương trình đặc biệt cho phép thanh thiếu niên có chương trình bảo hiểm y tế cá nhân dành cho các dịch vụ tránh thai và STD.
Ngay cả khi bạn lo lắng về việc kể với cha mẹ về các biện pháp tránh thai, tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ là một ý tưởng tốt (miễn là bạn cảm thấy an toàn). Phụ huynh thường chỉ muốn chắc chắn rằng bạn được bảo vệ và sống khỏe mạnh. Và có thể họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu họ tham gia cùng bạn khi thực hiện các dịch vụ liên quan đến sức khỏe giới tính.
Nếu bạn cảm thấy không tin tưởng cha mẹ hoặc người giám hộ, hãy trò chuyện với một người lớn bạn tin tưởng như họ hàng, anh chị, nhân viên tư vấn hoặc y tá trong trường.
Ngọc Huyền dịch theo plannedparenthood.org
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Xuất tinh ngược - bệnh lạ của chàng phút thăng hoa Thứ Ba, 10/12/2019, 14:29
- Một số thói quen có thể dẫn tới vô sinh Thứ Hai, 09/12/2019, 11:00
- Những vùng “phi quân sự” tình dục ở nữ giới Thứ Năm, 05/12/2019, 19:56
- "Chuyện ấy" khi mang thai Thứ Tư, 04/12/2019, 16:33
- Bệnh lậu và những hệ lụy nguy hiểm Thứ Tư, 04/12/2019, 16:15
- Lượng tinh dịch "chuẩn" cho mỗi lần xuất tinh? Thứ Ba, 03/12/2019, 20:49
- Xuất tinh ra máu: bệnh gì? Thứ Ba, 03/12/2019, 20:35
- Thực hư thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục Thứ Ba, 03/12/2019, 16:00
- Cắt bao quy đầu có ảnh hưởng “chuyện ấy”? Thứ Ba, 03/12/2019, 15:00
- Ai dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục? Thứ Hai, 02/12/2019, 18:30
- Bệnh lậu mạn tính có nguy hiểm? Thứ Hai, 02/12/2019, 10:22
- Vượt qua những mặc cảm khi “yêu” Thứ Năm, 28/11/2019, 11:26