Kỉ luật của bố Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Tôi có ngày hôm nay là nhờ bố của mình
Biết bao lần tôi khóc tức tưởi một mình sau vườn nhà, hay vùi đầu vào gối nức nở vì cái kỉ luật khắt khe của bố. Tôi cảm thấy nghẹt thở, lắm lúc muốn chết quách cho xong.
Học hành, tập làm việc nhà, lễ phép, dịu dàng, chăm ngoan… đủ thứ tôi phải học. Tôi có cảm giác tôi sinh ra là để thỏa mãn những nguyên tắc đặt ra, những kỉ luật của bố. Đối với tôi, bố là người khó tính, lạnh lùng nhất thế giới này và tôi không thể chịu được điều đó.
Trong học tập, bố luôn đề cao sự chăm chỉ, siêng năng, chuyên cần, bố tôi thường nói: “Cần cù bù khả năng”, chăm chỉ là sẽ học giỏi”. Mỗi ngày tôi chỉ có khoảng một tiếng để giải trí, còn lại không gì ngoài chữ “học”. Trong công việc nhà, từ lúc học lớp bốn tôi đã phải bắt đầu với những công việc vặt trong nhà và dần dần phải học tất cả: Quét nhà, nấu cơm, rửa bát, khâu vá, đi chợ giúp mẹ khi cần… Từ lúc bắt đầu, sự vụng về và kém kiên trì khiến tôi phát bực, cáu gắt và kết quả là những trận mắng hoặc đòn roi của bố.
Vậy mà kết quả của những kỉ luật đó là tấm bằng tốt nghiệp đại học loại ưu, một việc làm ổn định đúng với sở thích của mình. Rồi tôi trở thành người biết lo toan kinh tế cho gia đình, giỏi giang trong công việc nội trợ và luôn được người thân, bạn bè yêu quý, nể trọng. Tôi đã nhận được những quả ngọt, những hạnh phúc từ sự cố gắng, nỗ lực trong những kỉ luật khắt khe của bố.
Từ khi tôi bắt đầu đón nhận những thành quả của mình, tôi không còn phải nghe “bài ca” ngày xưa của bố nhưng mỗi lần về thăm quê, chính tôi lại là người gợi nhắc lại “bài ca” ấy. Nhưng không phải bằng một sự thù ghét và hậm hực mà bằng những nụ cười hạnh phúc và lòng biết ơn sâu sắc dành cho người cha kính yêu của mình.
Có lẽ hiếm người thích hai từ “kỉ luật” và thường chỉ thấy sự gò bó, ngạt thở với hai từ đó, nhưng nếu nhìn thấy ý nghĩa sâu xa của hai chữ ấy, thấy được thành quả mà nó mang lại thì sẽ không thể thù ghét nó. Và nếu ai đó đang sống trong những kỉ luật, rèn luyện khắt khe của gia đình mình cũng đừng nên chỉ nhìn vào những mặt tiêu cực của nó mà hãy hướng tới những điều tích cực. Cần phải có kỉ luật, cần được rèn luyện để nhận được những quả ngọt trong tương lai cho chính bản thân mình.
Bảo Ngọc
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00