Kho?ng cách gi?a cha m? và con Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Sống chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm, nhưng cha mẹ và con cái vẫn không thể nào hòa hợp được với nhau – đó không phải là chuyện hiếm gặp trong các gia đình hiện đại. Thực tế cho thấy rằng, dưới tác động của nhiều yếu tố, khoảng cách vô hình này ngày càng lớn. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng ấy?
Tâm sự này không chỉ là “nỗi khổ” của mình Hà Dung mà rất nhiều các bạn trẻ khác cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự. Sự thật là, đa phần các bậc cha mẹ đều không thấu hiểu những suy nghĩ của con cái. Họ không thể hiểu nổi tại sao bọn trẻ lại có thể đam mê những âm thanh giậm dựt của Rap, hay những bộ trang phục kỳ quặc không ra quần cũng chẳng ra váy... Cái cốt lõi của vấn đề này có nguyên do sâu xa bắt nguồn từ suy nghĩ khác nhau của những con người được nuôi dạy bởi hai nền văn hóa khác nhau. Nếu ngày xưa, Nho giáo vẫn được coi là quốc giáo, là chuẩn mực để mọi người học theo thì ngày nay, nó bị coi là cổ hủ. Chính điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn chưa thể dung hòa giữa hai thế hệ.
Ở những năm đầu của thế kỷ trước, trong khi các phụ huynh đều được giáo dục bởi hệ tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì ngày nay, con cái của họ suốt ngày đấu tranh cho cái gọi là bình đẳng nam nữ. Chuyện tình dục vốn là chuyện the phòng, luôn luôn được giấu kín thì ngày nay, thế hệ trẻ lại đem ra bàn luận công khai, thậm chí còn vận động đưa cái đó vào giảng dạy trong nhà trường (giáo dục giới tính). Và những bất đồng trong cách suy nghĩ, trong tư duy ấy đã khiến cha mẹ và con cái ngày một xa nhau hơn.
Bên cạnh đó, thái độ cực đoan, luôn áp đặt ý kiến của một số phụ huynh cũng là một lý do làm lớn dần khoảng cách vô hình này. “Bố mình là người rất gia trưởng. Chưa bao giờ bố chịu lắng nghe ý kiến của anh em mình. Với bố, dù đã lớn nhưng bọn mình vẫn chỉ là những thằng nhóc, mà đã là thằng nhóc thì không thể đưa ra quyết định đúng đắn được. Năm ngoái, anh mình bị bố ép thi vào ĐH Y Hà Nội trong khi anh ấy thích ngành sư phạm. Anh mình cũng phản đối ghê lắm nhưng chẳng thể thay đổi được gì. Kết quả là bị trượt vì trường đó lấy điểm cao quá. Giá mà thi Sư phạm thì cũng đã học được một năm rồi. Đã thế, bố mình còn nói anh ấy bị trượt là do yêu đương quá sớm nên bắt bỏ người yêu luôn…”.
Rõ ràng, đối với lứa tuổi vị thành niên – cái tuổi tự cho là mình đã lớn, đã trưởng thành và có thể tự mình quyết định được mọi việc thì cha mẹ lại không cho là vậy. Sự “chăm sóc” quá kỹ lưỡng của họ khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy bị gò bó, bị mất tự do. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng để tránh bị cha mẹ “nhòm ngó”, đa phần các bạn trẻ đã chọn cho mình giải pháp an toàn là “im hơi lặng tiếng”. Thay vì tìm đến cha mẹ để giải quyết những rắc rối gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, đa số các bạn trẻ tuổi vị thành niên đã “trút bầu tâm sự” với những người bạn, những chuyên gia tư vấn, thậm chí là với những người xa lạ trên mạng internet... Và cứ như vậy, những mâu thuẫn, những bất đồng trong quan điểm dần nảy sinh dẫn đến những kẽ hở trong mối quan hệ ruột thịt ấy.
Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì cũng là lúc cha mẹ và con cái trở nên thiếu gần gũi với nhau hơn. Thay vì dành nhiều thời gian cho người thân, các bạn trẻ lại đắm chìm trong những trò chơi trực tuyến hay các phương tiện giải trí khác như xem phim, chát chít... Chuyện những cô cậu học trò vùi mình bên bàn máy vi tính hàng giờ đồng hồ không phải là hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Thậm chí có những người còn quên ăn quên ngủ, quên cả đường về nhà chỉ vì game online.
Thêm vào đó, nhịp sống bận rộn mỗi ngày khiến cho quỹ thời gian của các thành viên trong gia đình trở nên thiếu thốn. Đấy là chưa kể đến, có những gia đình mà nhiều ngày liền, cả bố mẹ, con cái đều không được nhìn thấy nhau bởi lý do rất đáng được thông cảm: vì công việc nên các bậc phụ huynh đó phải đi làm từ sớm và chỉ về nhà khi con cái đã lên giường ngủ. Cũng do không có thời gian dành cho nhau nên sự hiểu nhau cũng trở nên khiêm tốn và mâu thuẫn là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Những bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên là điều khó tránh khỏi trong mỗi gia đình. Người ta vẫn nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhưng sự thật thì không một ai một mình có thể xây nên tổ ấm, thậm chí cả hai vợ chồng cũng chẳng thể làm được gì nếu thiếu đi sự hợp tác của những đứa con. Vậy là, để có một mái nhà thực sự bình yên, dành nhiều thời gian hơn nữa để quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, thấu hiểu lẫn nhau, qua đó chung tay hàn gắn những khoảng cách vô hình là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi thành viên trong gia đình.
Phương Vi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00