Khi con... được quản Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Sự bao bọc quá mức của gia đình làm teen gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ bình thường ngoài xã hội
Thời nay, khi những cạm bẫy ngoài xã hội ngày càng nhiều thì mối lo của các ông bố, bà mẹ về con cái cũng ngày một tăng lên. Nhiều gia đình đã đặt ra các quy định, cấm đoán khắt khe nhằm ngăn cách con cái với cuộc sống bên ngoài, với hy vọng từ đó có thể giúp họ tránh được mối lo con cái hư. Nhưng liệu điều đó có thực sự mang lại hiệu quả?
Giao tiếp bên ngoài là… hư hỏng
Cô H luôn tự hào mình là người biết quản lý con cái. Hai con cô, một trai một gái, được quản thúc từ nhỏ, ngoài việc tập trung cao độ vào học hành, các bạn ấy chỉ được phép giải trí bằng cách đọc sách báo, xem ti vi. Đi sinh nhật bạn, chơi thể thao, đi chơi, tham quan cùng bạn bè, tham gia câu lạc bộ hay hoạt động văn thể mỹ ở trường… tóm lại là những hoạt động cần có sự giao lưu, giao tiếp với bên ngoài là hoàn toàn xa lại với hai con cô.
Lí do ư? “Giao tiếp bên ngoài chỉ khiến các con hư hỏng, ham chơi, đã tham gia vào là quên hết chừng mực, rồi bị bọn xấu lôi kéo, khi đó hối cũng không kịp”, đó là lời giải thích của cô H mỗi khi con cái thắc mắc. Lúc đầu Q, cậu con trai và cô gái xinh xắn tên L cũng rất khó chịu với cách làm của mẹ, nhưng phần vì sợ, phần vì thương mẹ, hai anh em cũng bảo ban nhau cố gắng vâng lời mẹ dạy.
Đã 6 năm trôi qua, từ những đứa trẻ học lớp 5, lớp 7, đến giờ hai bạn đã bước vào cấp ba, trở thành hai cô cậu xinh đẹp, ngoan ngoãn. Việc học hành của hai bạn con nhà cô H vẫn bình thường, tuy nhiên, về mặt giao thiệp thì theo đánh giá của họ hàng, láng giềng và bạn bè là… quá kém. Bởi chính cô ruột của hai bạn cũng đưa ra nhận xét: “Cả hai đứa đều “Ăn không nên đọi, nói không nên lời” cứ lầm lì, ít nói. Chị xem lại xem hai đứa nó thế nào chứ như thế này là không được đâu”. Em ruột của cô H còn gay gắt hơn: “Chị xem, ngày tết, em đến nhà thấy chị bảo nó đi chơi mà nó còn không đi, chỉ ngồi nhà ba ngày tết xem ti vi, hay là đến cả bạn bè cũng không muốn chơi với chúng nó nữa…”.
Nghe mãi những lời đó, cô H đâm ra phải nhìn nhận lại. Quả thực qua những tháng năm được sự quản thúc của cô, hai con không hư hỏng nhưng lại sống khép mình, ít nói, cho đi chơi cũng không đi như là đã quen với những nền nếp mẹ đặt ra. Cứ hết giờ học, cô lại bắt các bạn có mặt đúng giờ ở nhà, không được đi bất cứ đâu nên có lẽ đã gây ra tình trạng như hôm nay. Nhiều khi hai bạn còn bảo với chị là các bạn ấy ngại, là sợ, là không hợp với bạn bè, suốt ngày không học thì ngủ, bạn trai lại thường xuyên ốm yếu vì không chơi thể thao… Cô H luôn thở dài mỗi khi nghĩ đến việc phải bắt đầu giúp con vượt qua những điều mà chúng đang gặp phải…
Nói đến điều này, tôi chợt nhớ tới những cụm từ như “mùa hè ba không”, “mùa hè trong tù” trong bài báo “Khi sống trong cảnh Trướng rủ màn che”. Những bạn trẻ trong bài viết đó sau một thời gian phải chịu cảnh quản thúc quá chặt của gia đình đã có những “phản ứng tiêu cực” như cãi lại bố mẹ, bỏ nhà đi lang thang…
Nhưng hai bạn con nhà cô H thì không như vậy, các bạn vâng lời mẹ và kết quả của sự vâng lời đó lại là khả năng giao tiếp kém, sống khép mình, e ngại với mọi mối quan hệ và lúc nào cũng bị chi phối bởi lời mẹ dặn: “Giao tiếp bên ngoài là hư hỏng”.
Những câu chuyện khác
Mẹ hãy tin con
Không phải là sự chấp nhận thụ động, vâng lời cha mẹ một cách máy móc, nhưng cũng không phải là phản ứng tiêu cực như cãi vã hay bỏ nhà đi lang thang, có teen đã biết cách chứng minh, khẳng định sự độc lập của mình bằng những hành động, lời nói thuyết phục, đó cũng là cách Y đã làm trước ý định quản thúc chặt chẽ của mẹ.
Từ lúc con gái bước vào tuổi dậy thì, cô D đã học hỏi và chuẩn bị sẵn những cách thức quản thúc con. Cô sẽ lấp đầy thời gian biểu của con bằng việc học, lấy lí do tham gia hoạt động của trường là mất thời gian, “việc học múa cũng không đem lại kiến thức gì có ích lợi cho học tập” nên cô cũng sẽ không cho phép Y tham gia.
Sắp sẵn những ý định và câu nói sao cho thuyết phục, cô D đã chọn một buổi tối chỉ có hai mẹ con ở nhà, nấu cho con món bánh ngon nó thích kèm theo một đĩa hoa quả. cô khéo léo mở lời: “Con à, giờ con đã lớn rồi, hiện tại thì việc học hành là quan trọng nhất nên mẹ đã sắp xếp thời gian để con học thêm vào tất cả các buổi trong tuần. Việc học múa mẹ thấy không cần thiết, tham gia hoạt động của trường cũng vậy. Hơn nữa, con là con gái cần phải giữ mình, không nên giao thiệp bên ngoài làm gì…”.

Sau ánh mắt và lời nói đó, cô D biết mình đã thua, nhưng là thua trước sự thuyết phục của con gái. Qua ánh mắt rắn rỏi đầy tự tin, cô nhận thấy con mình đã thực sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức. Những việc làm sau đó của con gái đã khiến cô tự hào hơn, bạn ấy vừa học giỏi, múa hay, lại là một thành viên tham gia rất tích cực hoạt động văn thể mỹ của trường lớp, thị xã và trở thành tấm gương điển hình về học tập và các hoạt động tập thể của trường. Nhìn nét vui tươi, hồn nhiên, tự tin của con gái mỗi ngày, cô thầm nhủ: “Suýt nữa mình đã làm mất những cơ hội giúp con gái trưởng thành và vững vàng hơn”.
Thư gửi mẹ
Nhìn ánh mắt lo lắng, nghe những lời dặn dò của mẹ mỗi khi xin phép đi chơi cùng bạn hay tham gia các hoạt động xã hội, B biết mẹ đang e ngại về những quan hệ bạn bè bên ngoài của mình. Mẹ không nói nhưng B đọc được điều đó. B đã lớn nhưng đối với mẹ, B vẫn là đứa trẻ bé bỏng ngày nào mẹ vẫn chăm bẵm mà thôi.
Một đêm, khi soạn giường chiếu chuẩn bị đi ngủ, mẹ B thấy một lá thư được đặt ngay ngắn dưới gối, đó là thư của con trai cô:

Tiếp sau đó là những ngày tháng hai mẹ con luôn vui vẻ bên nhau, tình thương, sự quan tâm của mẹ B không hề thay đổi, chỉ thêm vào đó là niềm tin vào cậu con trai thân yêu của mình. Cô tin đó là hướng đi đúng đắn để con trai cô trưởng thành hơn.
Nhiều câu chuyện khác nhau, nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đã để lại những ấn tượng, những bài học sâu sắc. Từ đây, những bậc cha mẹ cũng phần nào hiểu được việc quản lý con cái cũng cần có chừng mực và giới hạn nhất định. Nếu kìm hãm con một cách cứng nhắc và vô lý sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực và gây nên mối bất hòa trong gia đình. Cần nhìn nhận một cách thấu đáo rằng, con cái sẽ nhận được gì sau sự cai quản nghiêm khắc quá mức ấy? Liệu việc gần gũi và tìm hiểu những suy nghĩ, mong muốn của con và định hướng một cách đúng đắn cho con có cần thiết hay không?
Về phía các bạn trẻ, tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, hy vọng, của sự học hỏi. Sự giao lưu bên ngoài là hết sức cần thiết, nhưng mỗi chúng ta cũng cần có những định hướng đúng đắn cho chính bản thân mình trước các mối quan hệ xã hội. Và nếu ai đó đã và đang gặp phải sự quản thúc chặt chẽ của bố mẹ, hãy bằng lời nói thuyết phục, bằng hành động cụ thể của mình để tạo niềm tin cho bố mẹ, để chứng tỏ rằng, chúng mình đã lớn, đã trưởng thành cả trong suy nghĩ và hành động các bạn nhé.
Bảo Ngọc
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00