KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG, GIẢI TOẢ ÁP LỰC TRÁNH TRẦM CẢM Thứ Tư, 05/07/2023, 00:00
Căng thẳng, hay còn được gọi là stress, không phải là một trạng thái tâm lý hiếm gặp. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế càng phát triển, dân số của quốc gia đó sẽ đối mặt với stress càng nhiều hơn.
Theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần T.Ư trong năm 2016, khoảng 30% dân số Việt Nam mắc chứng rối loạn tâm thần và 25% trong số đó bị trầm cảm. Với dân số gần 100 triệu dân, số người bị trầm cảm tại Việt Nam có thể xấp xỉ 7 triệu người. Trong khi đó, năm 2015 theo thống kê của World Health Organization (WHO) có 3,6 triệu người Việt Nam bị trầm cảm. Tổ chức Y tế thế giới cho biết trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 đến 45, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.
ĐỊNH NGHĨA VỀ STRESS, TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CẢM THẤY CĂNG THẲNG?
Stress là phản ứng thích nghi của cơ thể/tâm lý trước bất kỳ một yêu cầu, áp lực hay yếu tố vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó. Mức độ căng thẳng không nằm ở những yếu tố bên ngoài, trái lại nó nằm ở cách bạn nhìn nhận sự kiện đó ra sao.
Stress có ba giai đoạn: BÁO ĐỘNG, THÍCH NGHI & KIỆT QUỆ
BIỂU HIỆN CƠ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN BÁO ĐỘNG
- Suy giảm trí nhớ, tư duy
- Tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, cường độ hoạt động của cơ bắp
Trong giai đoạn này, chủ thể hoàn toàn có thể tử vong nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu chủ thể có thể tồn tại được, stress sẽ chuyển biến tiếp đến giai đoạn thích nghi.
BIỂU HIỆN CƠ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN THÍCH NGHI HAY CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ GIAI ĐOẠN CHỐNG ĐỠ
- Lúc này bạn đã làm chủ được tình huống
- Cơ thể lập lại trạng thái cân bằng
Ở người bình thường, chỉ cần vượt qua 2 giai đoạn trên tâm sinh lý trong cơ thể chúng ta sẽ phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, quá trình phục hồi không xảy ra và chúng ta bước sang giai đoạn 3.
BIỂU HIỆN CƠ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN KIỆT QUỆ
- Lúc này stress chuyển thành bệnh lý khi tình huống làm chúng ta căng thẳng quá dữ dội hoặc cứ lặp đi lặp lại
- Triệu chứng ở giai đoạn 1 xuất hiện nhiều hơn (tim đập nhanh, ra mồ hôi, thở gấp, nín thở, mất trí nhớ…)
- Hệ miễn dịch của cơ thể kiệt quệ và các chức năng trong cơ thể suy yếu dần
GIÚP BẢN THÂN VÀ NGƯỜI THÂN GIẢM CĂNG THẲNG, VƯỢT QUA TRẦM CẢM
Khi đọc những số liệu này, chúng ta chắc hẳn sẽ giật mình vì hậu quả nghiêm trọng mà stress có thể gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số người đang bị trầm cảm, đa số chúng ta đều chưa có cái nhìn đúng đắn trong việc phát hiện, xử lý và trị liệu tâm lý kịp thời khi bị căng thẳng kéo dài.
Ở giai đoạn kiệt quệ kể trên, nhiều người đã phải tìm đến cái chết như một cách giải thoát. Những sự việc đáng tiếc xảy ra chỉ do người thân hay chính bản thân chúng ta đã quá thờ ơ với những dấu hiệu bất ổn trong tâm lý. Bạn hay người thân của mình có đang phải chịu áp lực và căng thẳng kéo dài? Bạn đã biết cách giải quyết và kiểm soát những hậu quả do bất ổn tâm lý vì căng thẳng thường xuyên hay không?
Theo ELLE
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- 8 ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI VỚI ĐỐI PHƯƠNG TRONG MỘT CUỘC TRANH CÃI ĐỂ TÌNH YÊU LUÔN HẠNH PHÚC Thứ Ba, 04/07/2023, 00:00
- CHEROPHOBIA: KHI NIỀM HẠNH PHÚC KHIẾN BẠN SỢ HÃI Thứ Ba, 04/07/2023, 00:00
- 11 YẾU TỐ CÂN THIẾT GIÚP CHUYỆN TÌNH CỦA BẠN HẠNH PHÚC DÀI LÂU Thứ Ba, 04/07/2023, 00:00
- LÀM SAO ĐỂ THOÁT KHỎI MỐI QUAN HỆ KIỂM SOÁT VÀ THAO TÚNG TÂM LÝ? Thứ Ba, 04/07/2023, 00:00
- Ngộ độc Self-help: Lý do bạn biết mình phải thay đổi, nhưng lại chưa thể thay đổi Thứ Hai, 03/07/2023, 14:00
- 4 Cấp độ tự nhận thức bản thân - Bạn đang ở đâu? Thứ Hai, 03/07/2023, 13:00
- Ám ảnh tâm lý vì bố ngoại tình Thứ Hai, 03/07/2023, 13:00
- Tiết lộ 6 lý do tại sao đàn ông thích hôn vùng kín phụ nữ Thứ Hai, 03/07/2023, 12:00
- Vì sao giới trẻ ngày càng “lười yêu, ngại hẹn hò”? Thứ Hai, 03/07/2023, 10:00
- 25 HIỆU ỨNG TÂM LÝ ĐẦY THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA NGHE BAO GIỜ Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00
- 5 BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC TỪ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ Ý Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00
- 9 CÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀNH MẠNH VÀ HẠNH PHÚC HƠN Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00