Huyễn hoặc về HIV Thứ Hai, 23/10/2006, 20:55
Có thể nói chưa có một loại virus nào được nghiên cứu nhiều và kỹ lưỡng như HIV. Thực tế vẫn còn nhiều câu chuyện huyễn hoặc về loại virus này, dẫn đến những sự lo sợ không đáng có và sự kỳ thị đối với người sống chung với HIV.
Nhân viên bệnh viện cũng lo sợ thái quá
Bệnh viện, các cơ sở y tế là nơi được coi là hiểu rõ nhất về HIV/AIDS. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội (ISDS) được công bố vào giữa tháng 10/2006 thì phần lớn cán bộ nhân viên bệnh viện đều sợ lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông thường, có đến 60% người trả lời sợ chạm vào da của một người có HIV (NCH).
Tại một số bệnh viện đều có khoa HIV riêng, và khi một bệnh nhân được xác định là dương tính với HIV thì bệnh nhân đó sẽ được chuyển sang khoa HIV. Lâu nay nhân viên của các bệnh viện dường như không để ý tới, nhưng thực sự đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến những NCH. Đó là việc ghi kết quả xét nghiệm ngay ngoài bìa bệnh án. Điều này khiến ai cũng có thể phân biệt dễ dàng bệnh án của bệnh nhân HIV+ và những bệnh nhân khác.
Và như vậy, quyền được bảo đảm bí mật của NCH không hề được thực hiện. Thậm chí, một bệnh viện lao ở miền Bắc còn đánh dấu quần áo của bệnh nhân có HIV bằng một đường viền màu khác ở gấu tay áo và gấu quần...
Sự lo sợ một cách thái quá về việc lây nhiễm HIV đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của nhân viên y tế đến NCH. Ngoài việc tránh tiếp xúc, tránh chạm vào NCH thì nhân viên y tế còn sử dụng các phương tiện bảo hộ một cách quá mức cần thiết.
Phòng tránh không cần thiết sẽ làm tổn thương NCH Các nghiên cứu ở Việt Viện Nghiên cứu phát triển xã hội |
Nhiều người luôn luôn đeo găng tay y tế, đeo khẩu trang và kính bảo hộ khi chăm sóc NCH. Nhiều khi, một đôi găng tay được nhân viên y tế đeo suốt từ sáng đến lúc nghỉ trưa, vừa dùng phục vụ bệnh nhân, ghi chép, phát thuốc, đẩy xe, mở cửa... Cách làm này nhằm bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng, nhưng thực tế lại tạo ra một môi trường có nguy cơ cao hơn...
Tạo một môi trường bệnh viện an toàn và thân thiện
Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt
Theo bà Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển xã hội, việc hiểu sai lệch về sự lây nhiễm virus HIV là một trong những nguyên nhân gốc rễ, tạo nên sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
Cơ sở y tế là nơi sự kỳ thị liên quan đến HIV rất dễ nhận ra, bởi đây thường là nơi mà NCH phát hiện ra tình trạng dương tính của mình. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Tại các cơ sở y tế, NCH thường nhận được sự chăm sóc ít hơn, hoặc thậm chí bị từ chối vì thái độ kỳ thị hoặc các hành vi phân biệt đối xử của cán bộ y tế. Bởi vậy, khi được hỏi về những mối lo lắng, sợ hãi liên quan đến HIV/AIDS, nhiều NCH thường nói về những kinh nghiệm đau lòng mà họ phải trải qua tại cơ sở y tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cơ sở y tế, Viện Nghiên cứu & Phát triển xã hội phối hợp với Chương trình Horizons/Hội đồng Dân số và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ (ICRW) đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu tác nghiệp để kiểm định tác động của các can thiệp, nhằm làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ở bệnh viện đối với NCH ở Việt Nam.
Nghiên cứu này dựa trên những kinh nghiệm mà Horizons thu nhận được từ một nghiên cứu can thiệp tương tự trong các bệnh viện ở Ấn Độ, và kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu & Phát triển xã hội và ICRW trong nghiên cứu, thực hiện các can thiệp làm giảm kỳ thị ở Việt Nam. Nghiên cứu dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2007.
Lây truyền HIV - tưởng tượng và thực tế Tưởng tượng: HIV rất dễ lây truyền? Thực tế: Không đúng. Trên thực tế, HIV là một sinh vật yếu có thể chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí hoặc nước. Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua dùng chung các vật dụng cá nhân, như khăn tắm, lược, ga trải giường và quần áo với người nhiễm HIV? Thực tế: Không đúng. Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng HIV không thể sống sót ở môi trường bên ngoài vật chủ là người. Vì vậy, không có nguy cơ nhiễm HIV qua dùng chung những vật dụng cá nhân với một người nhiễm HIV. Bạn cũng có thể giặt chung quần áo của người nhiễm HIV với những người khác mà không làm lây truyền virus. Bạn không thể nhiễm HIV qua đồ ăn, tay nắm cửa, nguồn nước, vật nuôi hoặc qua các vật dụng tương tự. Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV qua dùng chung đĩa, bát, cốc, chén, đũa hoặc các đồ dùng trong khi ăn khác, bởi có HIV trong nước bọt? Thực tế: Không đúng. Lượng HIV tìm thấy trong nước bọt nhỏ đến mức không thể lây truyền. Vì thế không có nguy cơ mắc HIV qua dùng chung những loại vật dụng này với một người mang virus. Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV khi ngồi lên bồn cầu? Thực tế: Không đúng. Vì HIV không sống trên các bề mặt ngoài môi trường, nên bạn không thể bị nhiễm khi ngồi lên bồn cầu. Tưởng tượng:Tôi có thể nhiễm HIV qua muỗi đốt? Thực tế: Không đúng. Các nghiên cứu được tiến hành bởi trung tâm kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ và các cơ quan khác đã chỉ ra rằng, không có bằng chứng nào về sự lây truyền HIV qua muỗi hay bất cứ côn trùng nào. Những nghiên cứu này đã chứng minh khi côn trùng cắn một người, nó truyền vào người đó nước bọt chứ không phải máu của người hay con vật bị đốt trước đó. Một số bệnh như sốt vàng da và sốt rét được lây truyền qua tuyến nước bọt của muỗi. Tuy nhiên HIV thì không. Ngay cả khi virus truyền sang muỗi hoặc các côn trùng khác thì chúng cũng không bị nhiễm bệnh và không thể truyền HIV cho người tiếp theo bị chúng đốt. Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua chơi thể thao và các trò chơi khác bởi HIV có trong mồ hôi? Thực tế: Không đúng. Không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hoạt động thể thao hoặc các trò chơi khi không xảy ra thương tích. HIV chưa từng được tìm thấy trong mồ hôi của người nhiễm. Nguy cơ lây nhiễm vô cùng thấp trong khi chơi thể thao xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, gây nên thương tích, ví dụ như trong thi đấu quyền anh. Tưởng tượng: HIV có thể lây truyền qua không khí? Thực tế: Không đúng. HIV không phải là một virus sinh ra trong không khí. Không giống như những virus gây nên bệnh cúm và cảm thông thường và cũng giống như loại vi khuẩn lây bệnh lao, HIV chỉ sống trong dịch cơ thể và chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí. Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua cầm tay hoặc bắt tay với một người nhiễm HIV? Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua nắm tay hay bắt tay, hoặc thậm chí ôm một người nhiễm HIV. Tưởng tượng:Tôi có thể nhiễm HIV qua hôn một người có virus đó? Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua ôm hôn xã giao. Nguy cơ mắc HIV trong khi hôn sâu là vô cùng thấp (trừ trường hợp trong miệng có tổn thương) - chưa có trường hợp nào được ghi nhận. Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV nếu ở chung phòng với một người có virus đó? Thực tế: Không đúng. Bạn không thể nhiễm HIV do ở chung phòng với một người có virus. Tưởng tượng: Là một nhân viên y tế tôi phải chịu rủi ro nhiễm HIV? Thực tế: Mặc dù sự lây nhiễm HIV có thể xảy ra tại các cơ sở y tế nhưng điều đó rất hiếm. Quan trọng là thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát lây nhiễm như phòng ngừa phổ quát (dùng các phương tiện bảo vệ như găng tay, áo choàng, mặt nạ và kính bảo vệ mắt). Các biện pháp đó phải được thực hiện với tất cả các bệnh nhân, bởi bất cứ ai cũng có thể mang bệnh phát sinh từ máu. Đó là lý do vì sao chúng gọi được gọi là phòng ngừa phổ quát. (Trích Hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS - Ban Tư tưởng Văn hóa T.Ư). |
Võ Thủy
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Phòng chống HIV/AIDS và ma tuý ở vùng cao: cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng Thứ Năm, 24/08/2006, 14:00
- Thắng lợi của người có HIV tại Thái Lan Thứ Tư, 23/08/2006, 14:15
- Bệnh thành tích đáng sợ hơn cả HIV/AIDS Thứ Hai, 21/08/2006, 13:55
- Giấc mơ thoát khỏi sự kỳ thị Thứ Tư, 02/08/2006, 20:48
- Khoá học đặc biệt Thứ Hai, 31/07/2006, 15:25
- 20 triệu USD phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên Thứ Sáu, 28/07/2006, 10:56
- Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối có quyền từ chối điều trị Thứ Năm, 27/07/2006, 11:41
- Chơi mà học... Thứ Tư, 26/07/2006, 11:58
- Ra mắt nhóm Ước mơ xanh phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội Thứ Ba, 18/07/2006, 08:33
- Thái Lan: Xuất hiện dòng vi-rút HIV mới Thứ Ba, 27/06/2006, 18:54
- Tin vui trong việc thử nghiệm vác xin AIDS ở Trung Quốc Thứ Năm, 15/06/2006, 18:25
- AIDS ở tuổi 25: Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV Thứ Hai, 12/06/2006, 20:47