Giao diện tiếp cận

Giấc mơ thoát khỏi sự kỳ thị Thứ Tư, 02/08/2006, 20:48

Theo một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh và UB DS-GĐ và TE Việt Nam, sự ám ảnh lớn nhất đối với trẻ em có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Một ánh mắt khinh rẻ, thêm nhiều hành động có tính “loại bỏ” của mọi người xung quanh đã khiến đứa trẻ (dù có HIV hay chỉ sống trong gia đình có người mắc căn bệnh này) như bị bật ra khỏi cộng đồng, liêu xiêu ngay từ những bước đầu tiên chập chững vào đời... Liệu có giải pháp nào giúp cho giấc mơ thoát khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử của những đứa trẻ này trở thành sự thật? 

Nếu đem tuổi đặt cạnh những nỗi đau, câu chuyện về những đứa trẻ này sẽ càng dài bất tận. Không ít trẻ mới biết gọi mẹ đã bị mẹ bỏ lại bến xe với hành trang là một bộ quần áo cũ và virut HIV trong cơ thể. Nhiều trẻ khác may mắn không có HIV nhưng  đã phải khóc vĩnh biệt cha, mẹ  khi còn chưa một lần được người sinh thành đưa đến trường mẫu giáo... Chưa hết, chúng tiếp tục phải gánh chịu sự xa lánh và ruồng bỏ của mọi người xung quanh. ý thức về sự bị kỳ thị rõ nét theo từng ngày chúng lớn lên và kéo theo vô vàn những rủi ro khác: không được đi học, phải lang thang kiếm sống, dễ bị lạm dụng, khó kiếm việc làm... Tại chùa Bồ Đề (Hà Nội), cậu bé Đức (12 tuổi) có HIV đã kể về hành trình của mình khi bị sự kỳ thị của mọi người đẩy ra khỏi nhà, khỏi làng quê, phiêu bạt lên thành phố, đói, khát và may mắn lạc tới cửa chùa... Chuyến phiêu lưu buồn tủi của Đức có thể nói lên cơ bản những thách thức trong chăm sóc, bảo vệ trẻ có HIV của chúng ta hiện nay. Đó là thiếu mô hình chăm sóc trẻ ảnh hưởng bởi HIV tại cộng đồng, thiếu sự phối hợp giữa các ban, ngành ở địa phương trong việc theo dõi, hỗ trợ, bảo vệ trẻ và quan trọng nhất là sự tàn nhẫn của phân biệt đối xử do thiếu hiểu biết... Hành động này không chỉ đẩy cuộc sống của người có HIV nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nói riêng trở nên ngạt thở, mà còn làm xã hội cũng trở nên ngột ngạt hơn. Bài toán giảm thiểu những thái độ và hành vi này không thể cho ngay kết quả trong một sớm một chiều, nhưng nó có những cơ sở để tìm lời giải... 

Nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em Đạm Thư cho rằng: bản thân mỗi người đều có lòng nhân ái, đối với trẻ em người ta càng sẵn lòng thương mến. Nhưng tại sao có người không ngần ngại ôm đứa trẻ có HIV vào lòng mà người khác đứng cách xa mấy mét vẫn còn lo. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì tình cảm được cộng thêm hiểu biết sẽ trở thành tình cảm trí tuệ, giúp người ta vừa thân thiện với người có HIV, vừa thực sự an toàn. Ngược lại  không có kiến thức, không có cơ hội được hiểu biết (gặp gỡ trực tiếp trẻ, đọc, xem tài liệu truyền thông...) nỗi sợ hãi sẽ giết chết chút tình cảm bản năng của mỗi người, đẩy người ta đến kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này nguy hại bởi nếu người bình thường nhạy cảm một thì những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt sẽ nhạy cảm gấp 10 lần. Chỉ một cử chỉ, một ánh mắt thoảng qua thiếu sự cảm thông thật sự, đứa trẻ sẽ “cạy răng không nói nửa lời” hoặc trả lời nhát gừng hoặc giấu biệt những thông tin quan trọng liên quan đến chúng. Và tai hại sẽ bắt đầu từ đây: bản thân trẻ không cải thiện được sức khỏe, trẻ nuôi dưỡng nỗi phiền muộn, tâm lý buông thả, thậm chí trả thù đời... Như thế là xã hội lại thêm gánh nặng... 

Chia sẻ quan điểm này với bà Đạm Thư, nhà nhiếp ảnh Hoài Thanh (người có triển lãm đầu tiên về nụ cười của người có HIV tại Hà Nội) đã nói:  Khi tôi đến Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II (Ba Vì, Hà Tây), nơi nuôi dưỡng khoảng 20 trẻ có HIV và ảnh hưởng bởi HIV, nhiều trẻ không ngần ngại ôm cổ hay ngồi vào lòng tôi như tìm hơi ấm của người thân... Chúng rất thiếu và thèm tình cảm. Sẽ tốt hơn nếu chúng được sống trong môi trường thân thiện với cộng đồng. Tuy nhiên, trong tình trạng sự kỳ thị của xã hội còn lớn như hiện nay thì chúng ta phải tạm chấp nhận những mô hình chăm sóc tách biệt kiểu này. Về lâu dài, để đứa trẻ hòa nhập với xã hội, ngoài đổi mới khâu tuyên truyền, ta phải có nhiều hoạt động cụ thể cho trẻ và mọi người cùng tham gia. Qua những hoạt động này, người ta sẽ dễ dàng bước qua ranh giới nỗi sợ hãi không đáng có, làm nhiều việc tốt hơn cho trẻ.  

Nói cụ thể hơn về quan điểm này, một sinh viên thuộc nhóm sinh viên tình nguyện mang tên ước mơ giản dị bày tỏ: họ sẽ lập một đề án về ứng dụng PR (kỹ năng quan hệ công chúng) trong giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ ảnh hưởng bởi HIV. Nghĩa là sẽ có nhiều hoạt động mang tính cộng đồng, với sự tham gia của cơ quan tuyên truyền, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ... và đặc biệt là sự tham gia của trẻ có và ảnh hưởng bởi HIV. Đó có thể là cuộc thi kể chuyện, buổi giao lưu văn nghệ giữa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với trẻ bình thường hay một chiến dịch quyên góp và đọc truyện cổ tích cho trẻ nghe... 

Từng nỗ lực dù nhỏ sẽ làm nảy sinh và tích lũy sự cảm thông, chia sẻ thực sự trong xã hội đối với những em bé thiệt thòi. Lúc đó, người ta sẽ không sợ hãi giấu giếm ngay khi đọc một tờ rơi về HIV/AIDS. Và thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về căn bệnh này cũng như tôn trọng, giúp đỡ trẻ có HIV sẽ được coi là một thái độ văn minh. Chuyển biến tích cực này cùng với việc cụ thể hóa nó trong các quy định pháp luật sẽ giúp cho rất nhiều đứa trẻ có HIV được đến trường, được chăm sóc đầy đủ hơn, được tham gia và đóng góp sức mình vào việc phòng chống HIV/AIDS của toàn xã hội... 

Còn bây giờ, phía trước chúng ta vẫn là giấc mơ thoát khỏi sự kỳ thị của rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi...

Hà Dương
 
------------------------------------
 
[Tâm sự bạn trẻ] Trong thời gian đầu, khi HIV mới xâm nhập vào Việt nam, do sự hiểu biết chưa đầy đủ của hầu hết người dân, sự kỳ thị đối với người có HIV là điều khó tránh và có thể, tại thời điểm đó, những người có HIV nói chung và trẻ em nói riêng coi việc ''thoát khỏi sự kỳ thị là giấc mơ''. Nhưng, những nỗ lực cải thiện tình trạng này của các ban ngành liên quan cũng như của chính những người có HIV trong thời gian gần đây đã cho những kết quả mà chúng ta khó có thể phủ nhận là: Sự kỳ thị của cộng đồng với những người có HIV đã giảm đi nhiều. Nhưng giảm đi chưa có nghĩa là hết, vì thế ở đâu đó vẫn còn những ánh mắt kỳ thị đối với những người có HIV. Chúng ta hi vọng những ánh mắt kỳ thị ấy ngày càng giảm thiểu để ''thoát khỏi sự kỳ thị'' không bao giờ còn là ''giấc mơ'' đối với bất kỳ một người có HIV nào chứ không riêng với các em nhỏ.
Lượt xem: 3029

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 24
Lượt truy cập: 35540849

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik