Giao diện chuẩn

Hôn nhân “thuê mư?n” Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Hôn nhân “thuê mư?n”

Những cuộc hôn nhân thuê mướn chú rể đang là một câu chuyện tổ ấm buồn của nhiều nữ công nhân ở một số nhà máy xí nghiệp

Với nền kinh tế thị trường  thì việc ''thuê mướn'' nhân công để làm nhiều công việc khác nhau, kể cả việc ''thuê'' mang thai cũng đã là chuyện… ''thường ở phố huyện''. Nhưng, chuyện thuê chú rể, thuê bố cho con, vẫn còn là chuyện… xưa nay hiếm. Tâm sự bạn trẻ dẫn bài viết của tác giả Thu Giang trên báo Phụ nữ để bạn đọc có thể biết thêm đằng sau những hình thức ''thuê mướn'' này là những cảnh đời cười ra nước mắt.
Tổ ấm không có nổi một “mụn đàn ông”.

Những cuộc hôn nhân thuê mướn chú rể đang là một câu chuyện tổ ấm buồn của nhiều nữ công nhân ở một số nhà máy xí nghiệp.

Trước kia, khi mới đến làm công nhân ở xưởng in này, Hằng đã nghe nhiều chị không có chồng mà vẫn đang phải nuôi con ở đây kêu ca rằng: Các gia đình hai mẹ con ở đây, kiếm mãi chẳng có lấy một “mụn đàn ông” nào.

Rồi Hằng cũng nghe các chị kể những vụ các cô gái trót dại, phải đi thuê mượn đàn ông về quê cưới cho đẹp mặt rồi thì sau đó vò võ nuôi con một mình, chôn vùi tuổi thanh xuân trong tổ ấm nghèo, cô đơn.

Những lúc đó, Hằng tự dặn mình rằng sẽ cố gắng giữ gìn, sẽ không cả tin và cảnh giác với mọi lời tán tỉnh. Thế nhưng, chỉ mất có hơn một tháng sau, Hằng đã “sa bẫy” một anh chàng công nhân đẹp trai, ăn nói có duyên nhất xưởng in.

Say đắm trong những lời đường mật của anh ta, Hằng quên béng những lời cảnh báo, những lời răn dạy của các chị lớn tuổi ở đây. Hằng dễ dàng trao thân cho anh ta và đầy tin tưởng rằng anh ta sẽ cưới hỏi mình đàng hoàng, không bao giờ cô phải thuê mượn chú rể để có một cuộc hôn nhân “mướn tạm” như nhiều người phụ nữ khác ở đây.

Nhưng rồi, chỉ vài tháng sau, khi biết Hằng mang cái thai lớn trong người không phá bỏ đi được, anh chàng công nhân kia tìm cách “chuồn êm”. Hằng hốt hoảng tìm kiếm “quân sư” để gỡ thế bí này. Và cũng như nhiều chị em phụ nữ khác ở đây, Hằng chấp nhận thuê mượn chú rể về quê làm đám cưới cho đẹp mặt rồi sau đó trở lại thành phố nuôi con một mình.

Cuộc hôn nhân thuê mượn của Hằng diễn ra vẻn vẹn có một ngày. Chú rể mà Hằng thuê “rất có nghề”. Vì anh ta đã từng được thuê làm chú rể của 6 công nhân trước đó. Hằng đưa anh ta về quê làm đám cưới, đại diện nhà trai cũng chỉ có 3 - 4 người (cũng toàn là người thuê mượn). Viện lý do nhà trai xa xôi cách trở nên chỉ đón dâu lên đến “cơ quan của cô dâu chú rể” (xưởng in Hằng làm việc) rồi sau đó hai gia đình “thông gia” hẹn ngày gặp nhau khi có dịp thuận lợi mà thôi.

Đưa chú rể “thuê mượn” về quê làm đám cưới, Hằng cũng thấy bớt tủi hổ với làng xóm vì không mang tiếng là “chửa hoang”. Bố mẹ Hằng cùng làng xóm cũng chẳng mảy may nghi ngờ gì vì họ chẳng thể biết được rằng thành phố bây giờ còn có dịch vụ “thuê mượn” chú rể và quan viên nhà chú rể.

Họ linh đình tiếp đó chú rể thuê và “đại diện” gia đình giả của anh ta. Trên xưởng in của Hằng, hiểu được “tình thế éo le” của cô dâu nên cũng tạo điều kiện để tổ chức một đám cưới sao cho không bị lộ ra hai chữ “thuê mượn”.

Tiễn Hằng về “nhà chồng” xong, bố mẹ, họ hàng cô về quê ai cũng yên tâm rằng cô đã có một tổ ấm trọn vẹn, hứa hẹn nhiều hạnh phúc. Thế nhưng ngay buổi tối của đám cưới, cô dâu Hằng thanh toán khoản lệ phí khá đắt thuê chú rể và quan viên hai họ.

Cô trở lại với căn phòng trọ hơn 10m2 của mình và biết rằng từ nay trở đi cô đã có một tổ ấm, nhưng tổ ấm chỉ có cô và đứa con không có cha thừa nhận mà thôi. Chẳng còn cách nào khác cô đành cố gắng ngậm ngùi quần quật lao động để kiếm tiềm lo cho ngày sinh nở và những ngày nuôi con sắp tới.

Và cũng như bao người mẹ trẻ ở đây, tổ ấm của Hằng cũng chẳng có lấy một “mụn đàn ông” nào. Nhưng nghĩ lại cái đám cưới thuê mượn, Hằng cũng thấy được an ủi phần nào là không bị cái tiếng “chửa hoang”, nếu một ngày ở đây cuộc sống quá khó khăn, cô định tính đường về quê ở nhờ nhà bố mẹ đẻ. Cô tin là cũng chẳng ai cười chê vì mình chán chồng mà ôm con về quê cả bởi vì cô đã có cả một đám cưới “đường đường chính chính” cơ mà…

Đứa trẻ cũng cần có “bố thuê mượn”

Cũng phải làm đám cưới thuê mượn như Hằng để về quê đỡ mang tiếng “không chồng mà chửa”, Kim quần quật kiếm ăn để một mình nuôi con mình.

Khi con trai của Kim học lớp mẫu giáo ngày nào cũng nằng nặc đòi xem mặt bố, thằng bé phản ứng dữ dội mỗi lúc mẹ nói “bố chết rồi hoặc bố ở xa chưa về”. Nhất định nó không chịu tin và cứ đổ cho Kim tội “giấu bố” nó đi. Nhiều hôm thằng bé không chịu ăn uống gì cứ nhất nhất đòi Kim gọi bố về. Nhẹ nhàng, vỗ về đến quát mắng con không được, Kim đành chịu thua con và tính cách tìm bố cho thằng bé.

Nghĩ đi nghĩ lại, Kim thấy rằng cách đi thuê một người đàn ông về giả vờ nhận làm bố của con trai là có vẻ “hợp lý” nhất. Thế là cô chạy vòng vòng một hồi rồi nghĩ ra mấy bác xe ôm ở những tuyến phố xa nơi ở của xí nghiệp. Cô tìm đến và thuyết phục một anh xe ôm có vẻ mặt tin cậy ký hợp đồng “thuê làm bố” với cô trong vòng 3 năm trong đó có những điều khoản ràng buộc rõ ràng như: Thời gian đến thăm con, những cách nói chuyện với con và quan trọng là chứng minh cho đứa trẻ thấy bố bận công tác nên không về ở hẳn với con được.

Tất nhiên, Kim phải trả một khoản lệ phí “thuê bố” không nhỏ cho người đàn ông này. Đúng như hợp đồng người đàn ông này mỗi tháng về thăm con trai Kim 4 lần, mỗi lần mang theo ít quà bánh.

Con trai Kim tỏ ra gần gũi với ông bố thuê vì nó không hề nghi ngờ gì cả. Một phần cũng vì ông bố thuê “vào vai” quá đạt. Cuộc sống của mẹ con Kim từ ngày có “bố thuê” có vẻ hạnh phúc hơn vì đứa trẻ trở nên chăm ngoan và dễ bảo.

Thế nhưng sắp đến thời hạn kết thúc hợp đồng thuê mượn, người đàn ông kia vì sợ vợ con phát hiện ra nên không muốn ký tiếp hợp đồng với Kim dù cô hứa sẽ trả giá cao.

Kim đang đau đầu không biết nghĩ cách sao để nói với con chuyện bố tự nhiên biến mất hoàn toàn. Và cuối cùng thì một ngày, Kim ra khỏi nhà từ sáng sớm, lúc chiều trở về nhà với vẻ mặt sầu thảm, mang theo tấm ảnh của ông bố thuê của con trai. Kim dựng ra màn kịch với con trai là: “Bố đã bị mất tích trong một vụ buôn hàng qua biên giới, không tìm thấy xác, mẹ chỉ còn có tấm ảnh này của bố làm kỷ niệm. Mẹ đã biết tin đó mấy hôm nhưng sợ con buồn nên không dám nói”.

Thằng bé tội nghiệp khóc vật vã suốt tuần nhưng nó chịu tin là bố nó chết thật. Thấy thế Kim thở phào nhẹ nhõm vì không phải thuê ai làm bố cho con nữa…

Thu Giang

Lượt xem: 713

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 19
Lượt truy cập: 36494314

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik