Giao diện tiếp cận

Hoa hậu có H Trần Thị Huệ: Sống không chỉ cho riêng mình Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Hoa hậu có H Trần Thị Huệ: Sống không chỉ cho riêng mình

Chị Huệ hạnh phúc bên chồng và con. Ảnh: PT.

Đoạt giải Nhất trong cuộc thi Hoa hậu có H đêm 14/11 tại Hà Nội, Huệ đã bật khóc.

Sinh năm 1983, quê xã Chính Kỳ (huyện Lý Nhân, Hà Nam), Trần Thị Huệ được nhiều người chú ý bởi môi lúc nào cũng cười rạng rỡ. Mang trong mình căn bệnh HIV gần chục năm, Huệ vẫn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và hơn hết là đã tìm cho mình được một chỗ dựa với người cùng cảnh.

Nỗi bất hạnh

Gặp "Hoa hậu có H" Trần Thị Huệ tại căn phòng trọ nhỏ cùng gia đình, không ai nhìn thấy ở Huệ nét ủ dột, chán chường của người đang mang trong virut HIV. Huệ vui vẻ trò chuyện, chia sẻ với mọi người niềm vui cuộc thi vừa qua. Ít người biết rằng cô gái 28 tuổi này đã phải trải qua những cú sốc kinh hoàng khi vừa mới bước chân vào đời. Là con thứ 3 trong một gia đình nhà nông, cái nghèo buộc chị phải nghỉ học từ lớp 9, lên Hà Nội mưu sinh với gánh hàng rong. Ở đây, chị đã gặp được anh, người con trai cùng xã Chính Kỳ làm nghề xe ôm, hơn chị 10 tuổi.
 
Năm 2001, họ kết hôn, rồi Huệ sinh con trai đầu lòng. Nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi, khi con trai chị được 2 tuổi, sau một trận ốm cháu bị câm điếc, từ đấy chưa kịp gọi một tiếng "mẹ" yêu thương. Vượt qua nỗi khổ đau thất vọng, chị cùng chồng cần mẫn làm lụng để trang trải cuộc sống. Nhưng rồi số phận lại một lần nữa trêu ngươi Huệ.
 
Năm 2005, vợ chồng chị sinh tiếp đứa thứ hai, khi cháu được 13 tháng tuổi thì chồng đổ bệnh. Thấy những biểu hiện của chồng giống người có H mà đọc được qua tài liệu, Huệ bàn với anh đi khám. Mồng 8 Tết năm 2006, hai vợ chồng tất tưởi lên BV Bạch Mai (Hà Nội) làm thủ tục xét nghiệm, kết quả dương tính. Số phận trớ trêu, đứa con thứ hai còn ẵm ngửa của anh chị cũng có HIV.

Huệ nhớ lại nói: ''Lúc đó, em đứng đờ ra như người mất trí, không tin vào sự thật. Khi biết mình cũng bị nhiễm, em sợ bố mẹ sẽ không thể chịu đựng được nên đã giấu kín. Chị gái em cũng bị nhiễm H từ chồng nên bố mẹ em đã rất buồn".

Mãi tới khi Huệ bị ốm phải vào viện, bố mới biết. Một thời gian dài, cả gia đình chị chìm trong nỗi buồn. "Bố là người cũng rất hay khóc, nhưng khi nhìn thấy mình ốm, bố chỉ nói "mọi gánh nặng bố mẹ đều có thể gánh cho con nhưng bệnh mang trong mình con, bố mẹ muốn gánh cũng không được. Dù thế nào con cũng phải gắng sống vì con, vì bố mẹ". Nhiều đêm trở mình thức giấc thấy bố trằn trọc, khóc lặng lẽ trong bóng đêm, lúc đấy thấy mình sống không chỉ cho riêng mình" - Huệ nói.

Sức khỏe hồi phục, chị lại tiếp tục lên Hà Nội buôn bán vặt. Tháng 10/2007, Huệ đưa cả chồng và con thứ hai vào miền Nam. Huệ thuê một phòng trọ ở Thủ Đức, ngày ngày đi khắp các con phố Sài Gòn để bán bong bóng. Đất khách quê người, thu nhập từ bán bong bóng may mắn thì có ngày chị được 100.000 đồng nhưng chi phí tiền nhà, ăn ở, tiền thuốc của vợ chồng... khiến Huệ nhiều khi kiệt sức. Riêng tiền thuốc của anh mỗi tháng đã 1- 2 triệu đồng.
 
Nhiều khi bị cảm sốt, cầm tiền đi mua thuốc cho chồng mà Huệ không dám mua một viên thuốc cảm cho mình. Huệ kể: "Thời gian đầu uống thuốc ARV, cơ thể mình đau ê ẩm, ngồi không ngồi được, nằm không nằm được, nhưng hàng ngày vẫn phải đi bán bong bóng. Có khi sốt nóng sốt rét, đi bán xa hàng chục cây số chưa bán được đồng nào nên không dám về nhà". Ở trong Nam được gần nửa năm, Huệ cùng chồng con quay ra Hà Nam. Cuộc đời của chị tiếp tục những chuỗi ngày bất hạnh cho đến năm 2008, người chồng ra đi mãi mãi.
 
10 năm có H vẫn nở nụ cười
 
“Cuộc thi Hoa hậu "Dấu cộng duyên dáng" không giống các cuộc thi sắc đẹp khác. Đây là cuộc thi đầu tiên dành cho người nhiễm HIV tại VN. Những phụ nữ tham dự cuộc thi đều là những người nhiễm HIV và sẵn sàng chấp nhận công khai bản thân với cộng đồng, bất chấp những kỳ thị để đem đến những thông điệp mới, kêu gọi cái nhìn cảm thông, thoáng hơn về căn bệnh này trong xã hội. Lần này mới chỉ có các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, tôi hy vọng sẽ tổ chức được cuộc thi quy mô toàn quốc".   
 
Anh Ong Văn Tùng, Điều phối viên mạng lưới
Vì ngày mai tươi sáng - đơn vị tổ chức cuộc thi.
Tháng 7/2009, tại một khóa học về kỹ năng thuyết trình cho tuyên truyền viên đồng đẳng về nhiễm HIV ở Hà Nội, chị gặp anh Nguyễn Hồng Nghĩa. Chị cười hạnh phúc nhớ lại: "Khi tổ chức buổi tập huấn, Ban tổ chức có ghi lại tất cả các số điện thoại của mọi người rồi phát cho các thành viên. Em không nghĩ sau đó lại có hạnh phúc như bây giờ".

Ngồi bên cạnh, anh Nghĩa nói: "Trong bữa ăn trưa, thấy một cô gái trẻ hơn lại nói với mình: "Em ơi, đưa đây chị lấy cơm cho!" mình đã ấn tượng. Nhưng điều mình chú ý là cô ấy vừa xinh lại rất hay cười dù mang trong mình căn bệnh H".

Hai người sau đấy thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Họ an ủi nhau bởi những câu chuyện đời cùng cảnh ngộ. Anh Nghĩa, nhiều năm chán chường khi phát hiện mình nhiễm HIV, lần đầu tiên cảm thấy cuộc sống mình khác đi vì tình yêu với chị. "Nhiều hôm nói chuyện điện thoại đến đêm, mẹ anh ấy không sao ngủ được.
 
Mẹ rất xúc động khi biết con trai mình hình như đã có tình yêu" - chị Huệ nhớ lại. Nỗi nhớ nhung quá lớn, anh Nghĩa xin mẹ vào Sài Gòn và cũng mong được gần người con gái đã làm cuộc sống của mình có ý nghĩa. Mẹ anh không do dự khi tin vào hành trình đi tìm tình yêu của con.

Giữa Sài Gòn, Huệ hướng dẫn anh đi bán bong bóng trên khắp những nẻo đường. Anh Nghĩa trước vốn được nuông chiều, lần đầu tiên bươn bả suốt ngày trên những con đường đầy khói bụi, kiếm từng đồng tiền lẻ khiến anh càng khâm phục Huệ hơn. Họ quyết định về sống trong một gia đình vào tháng 1/2010.

Hiện tại, Nghĩa làm lái xe, còn Huệ làm tuyên truyền viên có lương của Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Hà Nội. Để trang trải cuộc sống, chị đi làm thêm cho một quán cơm văn phòng. Hai vợ chồng chỉ có chung một chiếc xe nên mỗi sáng đưa con đi học ở trường câm điếc Xã Đàn, đưa chồng đến chỗ làm, chị mới đến quán cơm làm đến 2 - 3 giờ chiều.
 
Chiều về chị đi tiếp cận tuyên truyền đồng đẳng đến 10h tối. Thời gian này, công việc quá nhiều, sức khỏe lại yếu nên chị nghỉ làm ở quán cơm.  Hàng tháng, cứ mùng 2 chị lại về Hà Nam sinh hoạt với các chị em cùng cảnh ngộ. Nhóm của chị hiện có 25 thành viên. Chị nói: "Tôi từng nghĩ mình là người phụ nữ bất hạnh, nhưng khi tiếp cận với các chị mình đã nhận ra rằng mọi bất hạnh đều có thể vượt qua nếu có niềm tin".
Lượt xem: 1055

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34635390

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik