Hỗ trợ Người khuyết tật dựa trên quyền Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Khái niệm phương pháp trợ giúp dựa trên quyền đã được phát triển trong suốt 15 năm qua. Một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền phải bao gồm quyền được quyết định, bảo vệ, trao quyền và bình đẳng của tất cả mọi người, kể cả Người khuyết tật có mức độ nặng đến vô cùng nặng và tôn trọng các quyết định của họ.
Ý nghĩa sâu sắc của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là nhằm đầu tư vào các năng lực của Người khuyết tật hơn là coi họ như những người bất lực và phải sống trong sự bảo trợ mang tính từ thiện của xã hội. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cho rằng trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của Người khuyết tật có thể đạt được một cách hiệu quả nhất bằng cách trao quyền và củng cố khả năng của họ, đồng thời cải thiện quyền tiếp cận cơ hội, dịch vụ và cung cấp cho họ môi trường an toàn và tạo mọi điều kiện cho họ.
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cung cấp các công cụ cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tế về sống độc lập. Cách tiếp cận này giải quyết vấn đề về sự phụ thuộc và cùng với truyền thông, nó cũng đề cập về vấn đề phân biệt đối xử và quan niệm xã hội để khuyến khích sự bình đẳng. Cuối cùng, phương pháp này cũng đề cập đến thành kiến và thái độ thiếu khoan dung bởi vì những thái độ này không phải tự nhiên có mà do mọi người chưa được phổ biến về nó.
Tổ chức HRBA hiểu nhu cầu là cơ sở để đòi quyền con người. Người nghèo, người yếu thế có quyền thoát nghèo và sống trong một cuộc sống được tôn trọng. Các NGOs sẽ hỗ trợ những người yếu thế nỗ lực đòi quyền của họ để làm tăng quyền làm chủ và tính bền vững của các kết quả dự án.
Quyền là gì?
Quyền là mối quan hệ giữa một cá nhân (hoặc một nhóm các cá nhân) được yêu cầu chính đáng đối với một cá nhân (hoặc một nhóm cá nhân) khác có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm liên quan tới yêu cầu đó. Trong mối quan hệ này, cá nhân đầu tiên là bên có quyền (hoặc chủ thể của quyền) và cá nhân thứ hai là bên có trách nhiệm (hay khách thể của quyền). Quyền bao gồm quyền đạo đức, quyền theo hợp đồng , quyền theo quy định của pháp luật, cũng như quyền con người. Cần đặc biệt lưu ý rằng, trong một quan hệ, các cá nhân (hoặc các nhóm cá nhân) có thể vừa là bên có quyền và bên có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là cũng cá nhân đó có thể cùng lúc vừa là bên có quyền vừa là bên có trách nhiệm trong mối quan hệ với những cá nhân khác nhau.
Là các quyền xây dựng trên cả tính đạo đức và tính pháp lý; đạo đức vì các quyền này phản ánh các quy tắc đạo đức chung trên toàn thế giới; pháp lý là vì các quyền này được quy định trong luật pháp quốc tế về quyền con người
Là các quy tắc quốc tế về đạo đức áp dụng với tất cả nhân loại bất kể quốc tịch, nơi sinh sống, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay chủng tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác
Là sự bảo đảm pháp lý mang tính toàn cầu về mặt dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hoá, bảo vệ các cá nhân và ở một mức độ nhất định, là các bảo vệ đối với một số nhóm người chống lại những hành vi hoặc bất hành vi làm ảnh hưởng tới tự do, quyền lợi và nhân phẩm của họ
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Nguyên tắc 1: Tính phổ quát và bất khả xâm phạm: Tất cả mọi người đều được sinh ra với những quyền con người mà bản thân họ không thể tự nguyện từ bỏ và cũng không ai có thể lấy đi được. Điều 1 của Tuyên ngôn toàn cầu về quyền con người quy định: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.”
Nguyên tắc 2: Không thể phân chia: Không có hệ thống thứ bậc phân chia giữa các quyền con người. Các quyền dân sự, chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá đều cần thiết đối với nhân phẩm của mỗi người.
Nguyên tắc 3: Phụ thuộc và Tương quan: Việc thực thi một quyền cụ thể thường phụ thuộc vào việc công nhận và thực thi các quyền khác. Điều này có thể đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu lâu dài về nhân quyền của các dự án và chương trình.
Nguyên tắc 4: Bình đẳng & Không phân biệt đối xử: Tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng với tư cách là một con người có nhân phẩm. Tất cả mọi người đều được hưởng các quyền con người mà không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hay nguồn gốc xã hội, tình trạng khuyết tật, tài sản, nguồn gốc hay các đặc điểm khác theo hướng dẫn của các cơ quan điều ước về quyền con người. Phân biệt đối xử và bất bình đẳng là hai vấn đề rất phổ biến liên quan đến các quyền khác nhau, vd: phụ nữ nhập cư từ các dân tộc thiểu số có HIV.
Nguyên tắc 5: Được tham gia và Được hòa nhập: Quy định phải có sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan bao gồm bên có quyền và bên có trách nhiệm. Tất cả mọi người đều có quyền tham gia, đóng góp, và hưởng thụ một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa sự phát triển về dân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị trong đó quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác được thực hiện .
Nguyên tắc 6: Trách nhiệm và nhà nước pháp quyền: Bên có trách nhiệm có nghĩa vụ phải đảm bảo việc tuân thủ các quyền con người của bên có quyền. Bên có trách nhiệm có thể thực hiện trách nhiệm của mình thông qua việc phân bổ ngân sách, xây dựng năng lực thực thi các quyền cụ thể, cũng như thông qua các cơ chế của nhà nước pháp quyền và tòa án.
Vũ Anh Tú
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00