H?nh phúc c?a Minh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tối thứ bảy thật buồn. Tôi tấp vào một quán cafe nhỏ bên đường. Tôi vẫn hay ''cafe một mình'' như thế mỗi khi nghe lòng trống rỗng.
Từ một góc tối của quán, tiếng gọi tên tôi cất lên vừa quen vừa lạ. Thì ra là Minh - thằng bạn học cùng tôi suốt những năm cấp hai trường làng. Hai kẻ "cafe một mình", hai người bạn cũ sau bao năm chẳng hề liên lạc tình cờ gặp nhau và thế là lại được dịp hàn huyên chuyện cũ.
Hoàn cảnh gia đình Minh trong lớp ai cũng biết. Mẹ Minh mất sớm, bố Minh lấy vợ hai. Tôi còn nhớ rõ đôi mắt đen lay láy của Minh lúc nào cũng có vẻ buồn buồn, ươn ướt. Bạn bè đều ngại hỏi Minh chuyện gia đình vì sợ chạm đến nỗi đau của thằng bạn vốn mong manh, yếu ớt.
Lên cấp 3, tôi và Minh vẫn gặp nhau nhưng hai đứa cũng chỉ chào xã giao. Ánh mắt Minh vẫn buồn như thế và trông có vẻ gì đó rất tội nghiệp. Từ khi tôi vào ĐH, Minh cũng lên Hà Nội học và đây là lần đầu tiên chúng tôi có dịp gặp nhau. Và đó cũng là lần đầu tiên Minh kể cho tôi nghe về chuyện gia đình.
- "Tớ mới chia tay người yêu!"- Minh kể bằng một giọng bình thản.
- "Tại sao?"
Minh cười buồn, ánh mắt cũng buồn nhưng có vẻ từng trải hơn nhiều: "Cô ấy đề nghị chia tay sau khi về thăm nhà mình". Bấy giờ tôi mới biết, mấy năm nay, bố Minh gần như sống trong tình trạng "tâm thần phân liệt". Cứ trái gió trở trời là ông cụ lại đập phá, chửi bới, thậm chí đánh đập cả những người thân trong gia đình. Bố Minh là bệnh binh nhưng chẳng có giấy tờ gì chứng nhận nên không được hưởng chế độ.
Phải khó khăn lắm bố mẹ Minh mới sinh được cậu ở tuổi gần 40. Cậu bé Minh trông yếu ớt nhưng không phải vì cậu được sinh ra muộn mà vì từ khi sinh ra Minh đã luôn phải sống trong nỗi đau và sự dằn vặt.
Hôm Minh đưa người yêu về ra mắt gia đình, thật trớ trêu đúng vào hôm bố Minh "lên cơn". Ông cụ đập phá, đánh đuổi tất cả mọi người, cả bạn gái của con. Ngụm cafe của tôi bỗng trở nên đắng ngắt. Minh tiếp: "Khó có cô gái nào thông cảm được với hoàn cảnh của mình. Nhưng mình không giận bố mà trái lại càng thương ông hơn".
Tôi không nghĩ một người trông thư sinh, mềm yếu như Minh lại có thể chịu đựng bi kịch trong suốt bao năm. Từ khi ra Hà Nội học là Minh đã phải tự bươn chải với cuộc sống nhưng không tuần nào Minh không về thăm nhà.
Tôi cứ tưởng Minh sẽ phải trốn chạy hay trách móc, ghét bỏ người cha mình, nhưng không, cậu vẫn cam chịu tất cả, vẫn coi chuyện bố đánh chửi, đập phá là một niềm an ủi của ông cụ. Tiếng Minh thoang thoảng như một cây đàn đơn điệu: "Bố mình đã phải chịu đựng quá nhiều nỗi đau thể xác. Mình còn may mắn lắm vì được có mặt trên đời. Nhiều đồng đội của ông cụ chẳng thể có con hay đẻ ra những đứa con dị dạng vì nhiễm chất độc da cam. Không hiểu sao ông cụ vẫn sinh được mình lành lặn thế này".
Không biết có phải Minh đang tự an ủi. Nhưng hạnh phúc của Minh là nhìn thấy cha của mình, còn được nghe ông mắng chửi, đập phá. Song, không hiểu sao nghe Minh kể về "niềm hạnh phúc" của cậu mà tôi vẫn thấy nhói lòng, vẫn thấy thương Minh quá, Minh ơi!
Mạnh Duy
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00