Giao diện tiếp cận

''Hậu sản'' là như thế nào? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00


Anh chị ơi! Như thế nào mới gọi là bị hậu sản? Và biểu hiện của bệnh thế nào ạ? Em mới có con đầu lòng, rất mong anh chị giúp đỡ. Em cảm ơn! (Bạn nữ 22 tuổi, Hà Nội)

Bạn thân mến!
 
Tâm sự bạn trẻ phần nào hiểu mối quan tâm của bạn về vấn đề hậu sản. Chắc bạn cũng biết trong khi người phụ nữ mang thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần dần. Sau khi đẻ, trừ vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa, còn các cơ quan sinh dục khác dần dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi có thai. Thời kỳ mà các cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái bình thường về mặt giải phẫu và sinh lý đó được gọi là thời kỳ hậu sản. Thời kỳ này thường kéo dài trong khoảng thời gian dao động từ ba đến sáu tuần sau khi sinh. Dấu hiệu cho thấy chấm dứt thời kỳ hậu sản đó là kinh nguyệt quay trở lại.

 

Những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ hậu sản gồm:

 

- Sự co hồi của tử cung: Sau khi sinh, sản phụ cần được theo dõi hàng ngày về sự co hồi của tử cung, thường mỗi ngày tử cung co được khoảng 1 cm chiều dài, sau khoảng 12, 13 ngày thì không còn nắn thấy tử cung ở trên khớp mu (xương mu) nữa. Kèm theo sự co hồi tử cung là những cơn đau tử cung, mức độ nhiều, ít tuỳ thuộc vào cảm giác của từng người. Những cơn đau tử cung xuất hiện do tử cung phải co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch còn trong tử cung ra ngoài. Nếu thấy tử cung co hồi chậm, tử cung còn to và đau, kèm theo hiện tượng sốt thì sản phụ cần báo với bác sỹ ngay để kiểm tra xem có bị nhiễm khuẩn hậu sản hay không.

 

- Sản dịch: Sau khi sinh, sản phụ sẽ thấy hiện tượng chảy dịch ở đường sinh dục, từ tử cung chảy ra ngoài. Đây là những máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung và các tế bào ở cổ tử cung, âm đạo bị thoái hoá và bong ra. Thông thường, trong khoảng 3 ngày đầu khi mới sinh, sản dịch gồm máu loãng và những cục máu nhỏ, có màu đỏ sậm, từ ngày thứ tư đến ngày thứ tám, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một ít chất nhày lẫn ít huyết nên có màu nhờ nhờ giống màu máu cá. Từ ngày thứ tám trở đi sản dịch không có máu chỉ còn là một chất dịch trong.

 

Bình thường, sản dịch không bao giờ có mủ, nhưng sau khi qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, tạp khuẩn coli...

 

Về số lượng sản dịch có thể thay đổi tuỳ từng người, thường ra nhiều vào ngày đầu ngày thứ hai, đến ngày thứ 15 trở đi, sản dịch hầu như hết hẳn. Sau đó vài ngày, sản phụ có thể có hiện tượng ra huyết đỏ tươi, loãng trong một vài ngày, đó là hiện tượng kinh non do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

 

Nếu sản dịch có mùi hôi, có mủ, ra kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm rồi lại ra huyết đỏ trở lại và kéo dài thì cần thông báo với bác sỹ để kiểm tra xem có viêm nhiễm hoặc có hiện tượng sót rau hay không.

 

- Sự xuống sữa: Ngay từ khi đang có thai, sản phụ đã có thể có sữa non, sau khi sinh khoảng một vài giờ là sản phụ đã có thể tiết sữa non, tuy nhiên, sau đó khoảng 2, 3 ngày, hai vú sẽ căng to và chuẩn bị tiết sữa bình thường, đó là hiện tượng xuống sữa, do tác dụng của chất prolactin. Lúc này, sản phụ có thể thấy khó chịu, cơ thể hơi sốt, mạch hơi nhanh, vú căng to và rắn chắc. Khi sữa đã được tiết ra thì các hiện tượng đó sẽ mất, nếu sữa đã xuống mà vẫn còn sốt thì cần đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hoặc ở vú.

 

- Các hiện tượng khác: như cơn rét run, bí tiểu - đại tiện, sút cân, mạch chậm, nhịp thở sâu và chậm hơn... có thể xảy ra và kéo dài trong khoảng 5, 6 ngày sau khi sinh. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi thai nhi không còn nằm trong tử cung nữa, tuy nhiên, nếu thấy các hiện tượng như mạch nhanh, nhiệt độ, huyết áp tăng cao... thì cần thông báo với bác sỹ để kiểm tra xem có gặp phải hiện tượng sốc do chảy máu không.

 

Trong thời kỳ hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc cẩn thận, bảo đảm những điều kiện vệ sinh tốt nhất cho sản phụ. Nơi nghỉ ngơi phải yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng khí, đủ ánh sáng. Cần theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp, sự co hồi của tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện. Quan tâm tới một số việc như: chăm sóc đầu vú, giữ vệ sinh cơ thể (lau người hoặc tắm bằng nước ấm), chườm nóng vùng bụng nếu bị đau, mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát. Về chế độ dinh dưỡng: sản phụ chú ý ăn uống đầy đủ chất bổ và ăn nhiều hơn bình thường, nằm nghỉ ngơi (thỉnh thoảng nhớ co duỗi, trở mình); sau 24 giờ có thể đi lại nhẹ nhàng, một tuần sau đẻ có thể làm những công việc nhẹ nhàng, tập thể dục nhẹ nhàng để tiêu hoá tốt hơn. Một số điểm cần tránh là: tránh mang vác, lao động nặng, tránh ngâm mình trong nước, tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ hậu sản...

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tâm sự bạn trẻ về thời kỳ hậu sản có ích đối với bạn.

 

Chúc bạn và em bé luôn khoẻ mạnh!

 

Tâm sự bạn trẻ

Lượt xem: 1361

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 13
Lượt truy cập: 36330886

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik