Giao diện tiếp cận

HIV và AIDS có khác nhau? Thứ Tư, 12/01/2022, 15:00

HIV và AIDS có khác nhau?

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ có khả năng tấn công và phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội ...

Một số định nghĩa về HIV và AIDS

  • HIV là tên viết tắt của cụm từ Human Immuno-deficiency Virus. Đây là một loại virus khi xâm nhập vào cơ thể người có khả năng gây suy giảm miễn dịch ở người.
  • AIDS là tên viết tắt của cụm từ: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Do vậy có thể hiểu HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người và gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

  • Cơ chế gây bệnh AIDS: HIV tấn công vào cơ thể qua các con đường lây truyền bệnh như đường máu, quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm, truyền từ mẹ sang con. Từ đó làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể làm cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
  • Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực. Người nhiễm HIV có các bệnh lý lâm sàng ở giai đoạn IV được coi là AIDS.
Chăm sóc bà mẹ có HIV
HIV có thể truyền từ mẹ sang con

2. Chẩn đoán HIV và AIDS

Chẩn đoán HIV: Chẩn đoán xác định trường hợp nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh của người đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý, kháng nguyên khác nhau và do những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng HIV. Ngoài ra, kết quả được xác nhận bằng hai phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.
  • Xét nghiệm kháng nguyên bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi, và phản ứng chuỗi polymerase.

Chẩn đoán AIDS: Chẩn đoán AIDS tức là chẩn đoán giai đoạn IV của HIV. Chẩn đoán AIDS khi người đó đã được chẩn đoán nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu và có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,...

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Sụt cân trên 10% cân nặng
  • Tiêu chảy kéo dài (trên 1 tháng)
  • Sốt dai dẳng kéo dài (trên 1 tháng)
Xét nghiệm ELISA
Xét nghiệm ELISA là một phương pháp chẩn đoán HIV

 

Các triệu chứng phụ bao gồm:

  • Ho dai dẳng (trên 1 tháng)
  • Ban đỏ, ngứa da toàn thân
  • Nổi mụn rộp toàn thân
  • Bệnh Zona tái đi tái lại
  • Nhiễm nấm ở hầu, họng, kéo dài hoặc hay tái phát
  • Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng

Ngoài ra có thể chẩn đoán AIDS thông qua xét nghiệm máu. Người nhiễm HIV có TCD4 ≤ 200 tế bào/mm3 được coi là suy giảm miễn dịch nặng (AIDS). Ngoài ra có thể chẩn đoán thông qua định lượng tế bào Lympho. Người nhiễm HIV có tổng số Lympho ≤ 1200 tế bào/mm3 và các triệu chứng liên quan đến HIV cũng được coi là suy giảm miễn dịch nặng (AIDS).

3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiễm HIV?

HIV gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là lympho bào T4), đây là bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại ung thư và virus gây bệnh. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh.

Khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội này là nguyên nhân tử vong chính ở người mắc AIDS. Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV thông qua những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Bị dính máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV qua các vết xước da hay bị kim tiêm dính máu nhiễm bệnh đâm phải vào người
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm của máu của người nhiễm HIV
  • Do mẹ mang thai truyền sang cho con trong thời gian nhiễm bệnh
 

4. Điều trị HIV/AIDS không?

4.1 Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội được thực hiện khi có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
  • Điều trị bằng thuốc kháng virus. Các thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus mà không chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh phải điều trị kéo dài suốt cuộc đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền vi rút cho người khác.
  • Người bệnh điều trị kháng retrovirus khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
  • Thuốc kháng virus cần được dùng đúng chỉ định.
  • Người nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng retrovirus cần được theo dõi 3-6 tháng/ lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên có 1 số nghiên cứu về thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS cho thấy được hiệu quả ban đầu và hy vọng trong tương lai bệnh HIV/AIDS sẽ được chữa khỏi hoàn toàn

5. Phòng bệnh HIV và AIDS

  • Quan hệ tình dục an toàn: chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đặc biệt quan hệ với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không.
  • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm: sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm, dùng dụng cụ đã tiệt trùng cho các phẫu thuật, thủ thuật,...
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV, sử dụng găng tay y tế nếu bắt buộc phải tiếp xúc với dịch của người nhiễm HIV.
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
  • Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng được khuyến khích và khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
  • Những người có phơi nhiễm nghề nghiệp với máu có nguy cơ lây nhiễm HIV được khuyến cáo điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus theo quy định của Bộ Y tế.

Theo Vinmec

Lượt xem: 1132

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 24
Lượt truy cập: 35002875

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik