Giới trẻ - nạn nhân số 1 của chứng trầm cảm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trung tâm Nghiên cứu và ngăn ngừa tự tử Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tiến hành điều tra với 15.431 (trong đó 40% là cử nhân ĐH) nạn nhân của chứng trầm cảm trong vòng hai năm qua. Kết quả cho thấy, những người ở độ tuổi 20 chiếm 37,6% tổng số người được khảo sát, những người ở độ tuổi 30 chiếm 22,7%.
Liu Hong, nhà tâm lý ở Trung Tâm Nghiên cứu và Ngăn ngừa Tự tử Bắc Kinh nhận định xã hội đầy rẫy áp lực và cạnh tranh, vì vậy những người trẻ tuổi vốn thiếu kinh nghiệm giải quyết khó khăn có xu hướng bị chán nản, thất vọng.
Theo báo cáo phát hành tháng trước của Bộ Y tế Trung Quốc, tử tự là lý do phổ biến thứ năm dẫn đến những ca tử vong ở Trung Quốc, trong đó những người tự tử chủ yếu ở độ tuổi 20 – 35.
Gần đây, số vụ tự tử ở Trung Quốc tăng mạnh, lên tới khoảng 250.000 vụ/năm. Trong khi đó, số ca tự tử không thành khoảng 2,5 – 3,5 triệu ca.
Tranh cãi, thất nghiệp, bệnh tật, đổ vỡ quan hệ và những vấn đề liên quan đến nơi làm việc là những lý do đẩy người ta đến chỗ tự tử.
Tình hình đáng báo động này đã lôi cuốn sự quan tâm của chính quyền và công chúng Trung Quốc. Năm ngoái, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành tài liệu về khủng hoảng tâm lý.
Trung tâm Nghiên cứu và Ngăn ngừa tự tử Bắc Kinh đã lập đường dây nóng can thiệp tự tử miễn phí 24/24 giờ.
Zhang Xiaoli, nhân viên trung tâm cho biết, kể từ khi đường dây nóng này được khai trương vào tháng 8/2003, có hơn 220.000 người gọi điện cần tư vấn tâm lý. Trung bình, mỗi ngày có 1.000 cuộc gọi. Số lượng đường dây nóng tăng lên từ 2 đến 10 đường dây. Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Theo Michael Phillips, nhà tâm lý Canada, giám đốc điều hành trung tâm, chỉ khoảng 1 trong số 10 người được tư vấn vào lần gọi đầu tiên. “Điều này thật nguy hiểm bởi vì phần lớn chủ nhân các cuộc gọi đều lo lắng và nhiều người tự tử rất vội vàng”. Do vậy, Phillips muốn đặt thêm hai đường dây nữa vào cuối năm nay.
Vũ Minh Thương (Theo Trung Hoa nhật báo)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00