Giao diện tiếp cận

Giáo d?c tr? khuy?t t?t, công Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Giáo d?c tr? khuy?t t?t, công

Giáo dục trẻ khuyết tật cần nhiều nghiệp vụ sư phạm được đào tạo ở ngành giáo dục đặc biệt (Ảnh: VietnamNet)

Việt Nam hiện nay có khoảng 200 chuyên gia lí luận và thực hành trong giáo dục trẻ khuyết tật. So với nhu cầu của thực tế, con số đó tỏ ra quá khiêm tốn và phân bố không đều (chủ yếu tập trung tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, số lượng giáo viên trong lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế.

Đó là chưa kể đến nhiều người còn yếu kém về trình độ chuyên môn. Như vậy, để có thể đạt hiệu quả cao nhất khi làm việc với học sinh khuyết tật, các thầy, các cô phải chuẩn bị những kĩ năng gì?

 
Đến thăm Khoa Giáo dục Đặc biệt của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi được Hằng, cô giáo tương lai ngành giáo dục trẻ chậm phát triển chia sẻ: “Tuy chưa đi dạy như những giáo viên thực sự, nhưng mình cung được thực tập tại rất nhiều cơ sở như trung tâm Sao Mai, Hy Vọng, làng Hữu Nghị Việt Nam… Vì thế mình thấy cần thiết nhất là phải chuẩn bị về mặt tâm lý, đặc biệt là kĩ năng ứng xử. 
 
Ngành học của mình phải làm việc với các em bị thiểu năng - người không kiểm soát được hành động của bản thân - nên điều đó càng trở nên cần thiết. Có lần đang ở trong giờ học, chẳng hiểu vì lí do gì, bỗng các em nhảy múa, la hét ầm ĩ, thậm chí còn cào, cấu giáo viên. Những lúc như thế phải thật bình tĩnh, nếu không sẽ chỉ làm cho mọi chuyện rối tung lên.
 
Là một giáo viên dạy những đối tượng đặc biệt như thế thì phải đặt kiên nhẫn lên hàng đầu. Trẻ chậm phát triển trí tuệ cái gì cũng chậm, nhưng có một cái rất nhanh đó là: quên. Nhiều khi, mình mất cả ngày mới có thể dạy các em phân biệt quả táo với quả cam, nhưng đến ngày hôm sau hỏi lại thì tất cả đã như mới, thế là phải dạy lại từ đầu. Thiếu kiên nhẫn thì dễ nản lòng lắm”.
 
Gặp Hương, cô sinh viên ngành giáo dục trẻ khiếm thính, chúng tôi được biết: “Có lẽ việc cần thiết là phải trau dồi khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Có lần khi đi thực tập tại trường Xã Đàn, mình đã thất bại thảm hại khi giải thích vấn đề: “Tại sao con người lại không thể bay trên trời giống như những đám mây?” cho một bé gái. Cử chỉ chân tay của mình không đủ tốt để giải thích cho học sinh này hiểu. Giảng giải mãi mà em đó vẫn không đồng ý với câu trả lời nên mình thấy bực mình kinh khủng, không phải với học sinh đâu mà với chính bản thân. Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng xuống cơ sở để có cơ hội thực hành kĩ năng này tốt hơn. Mà đây cũng là cách làm quen dần với môi trường làm việc sau này.  

Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu. Nhưng hiện mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn trẻ khuyết tật được đi học, còn gần 900 nghìn em khác chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng khó khăn, hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học.

 
Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Nếu tình trạng này kéo dài thì tỷ lệ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 khó có thể đạt được.
 
(Theo Tiến sĩ Lê Văn Tạc, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
Đấy là chưa kể đến nhiều lúc mình không hiểu hết ngôn ngữ cơ thể của trẻ nên chẳng biết chính xác các em muốn nói gì. Khi học chuyên ngành mình cũng được dạy nhưng rất ít và không chuyên sâu nên gặp rất nhiều khó khăn khi trò chuyện với học sinh. Chắc chắn, để trở thành cô giáo tốt, mình sẽ phải coi ngôn ngữ cơ thể là một “ngoại ngữ” quan trọng, là chứng chỉ cần thiết để hành nghề”.

So với nhưng trẻ khuyết tật khác, trẻ khiếm thị có vẻ dễ hòa đồng với thế giới xung quanh hơn. Chúng có thể ngồi học chung một lớp với những học sinh bình thường khác, nhưng như vậy không có nghĩa là không cần đến một phương pháp giảng dạy đặc biệt bởi có rất nhiều trẻ vừa bị khiếm thị, vừa chậm phát triển trí tuệ.

Lan, sinh viên ngành giáo dục trẻ khiếm thị tâm sự: “Ngoài kiến thức sư phạm, mình nghĩ mỗi người giáo viên cần phải có kĩ năng làm việc trẻ bị thiệt thòi. Kĩ năng này không nhất thiết là tự bản thân rút ra mà có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước. Trẻ khiếm thị nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung thường rất tự ti, vì thế nhiều khi do vô tình, chúng ta sẽ làm tổn thương trẻ. Những điều này có khi nhà trường không dạy nhưng thực sự rất cần thiết, vì thế mà mỗi sinh viên phải tự chuẩn bị cho bản thân kĩ năng này”.

Mỗi người đều có một phương pháp riêng trong việc dạy dỗ những em khuyết tật, song điểm chung giữa họ là tình yêu thương trẻ tha thiết. Họ biết rằng, cái cần thiết nhất để giúp những học sinh thân yêu trở thành người có ích cho xã hội chính sự sẻ chia, thông cảm với những số phận phải chịu nhiều thiệt thòi.
 
Phương Vi
Lượt xem: 746

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 44
Lượt truy cập: 36489116

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik